Theo nội dung Điều 58 BLHS năm 1985.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 75 - 77)

hoặc học văn hóa trong thời gian chấp hành hình phạt tù” (khoản 2) và “Đối với NCTN đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về sống bình thường trong xã hội” (khoản 4). Ngồi ra, Thơng tư số 09/BNV-QP-TC ngày 31/12/1991 của Liên Bộ Nội vụ - Quốc phịng – Tài chính đã hướng dẫn khá rõ ràng chế độ lao động của phạm nhân, yêu cầu bố trí lao động phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, giới tính; phạm nhân là NCTN được miễn lao động nặng nhọc, độc hại.

Nhìn chung, trong giai đoạn trước Pháp lệnh THAPT 1993, pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN xuất hiện rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau (Sắc lệnh, Nghị định, Thơng tư, Bộ luật…) thuộc cả luật hình sự và luật tố tụng hình sự nhưng chưa mang tính hệ thống, nội dung chủ yếu là các qui định có tính ngun tắc, cơ bản nhất về chế độ giam giữ, chế độ giáo dục và hướng đến mục tiêu hịa nhập cuộc sống bình thường trong xã hội khi hết thời hạn CHAPT.

2.1.1.2. Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên giai đoạn áp dụng Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993

Hiến pháp 1992 ra đời đã mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển của pháp luật THAHS. Ngày 08/3/1993, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh THAPT bao gồm 6 chương, 37 điều và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007. Pháp lệnh THAPT 1993 đã qui định mơ hình tổ chức giam giữ, chế độ giam giữ, các chế độ CHAPT khác đối với phạm nhân và một số thủ tục trong THAPT… nhưng khơng có chương qui định riêng đối với phạm nhân là NCTN.

Về mơ hình quản lý, tổ chức giam giữ phạm nhân, Pháp lệnh THAPT 1993 qui định chia 3 loại trại giam để giam giữ phạm nhân theo 3 mức độ nguy hiểm khác nhau. Phạm nhân là NCTN bị giam giữ ở trại giam loại 3 (theo khoản 2 Điều

13). Đến năm 2007, mơ hình này bị xóa bỏ76

và phạm nhân là NCTN lại được bố trí theo nguyên tắc vùng lãnh thổ, được tổ chức giam giữ riêng ở từng trại giam.

Về chế độ giam giữ và các chế độ chấp hành án khác, Pháp lệnh THAPT 1993 chỉ đưa ra qui định mang tính ngun tắc: “Người chấp hành hình phạt tù là NCTN… được giam giữ ở khu vực riêng trong trại giam theo chế độ quản lý, giáo dục, lao động, học tập và sinh hoạt phù hợp với giới tính, lứa tuổi” (Điều 10). Các qui định hướng dẫn chi tiết vẫn chưa hình thành đầy đủ và đồng bộ. Quy chế trại

giam77 qui định phải phổ cập tiểu học và bắt buộc dạy nghề đối với phạm nhân là

76

Theo khoản 4 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh THAPT, năm 2007. 77 Ban hành theo Nghị định số 60/CP ngày 16/9/1993 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung 2001.

NCTN (Điều 24) nhưng chưa xác định rõ tổ chức thực hiện việc dạy nghề như thế nào. Chế độ lao động đối với phạm nhân là NCTN78 vẫn chỉ là những qui định chung: “lao động phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sức khỏe”, không làm những cơng việc nặng nhọc, độc hại… Cịn lại, các chế độ chấp hành án khác đều là các qui định áp dụng chung với mọi phạm nhân; khơng có qui định dành riêng và ưu tiên nào cho phạm nhân là NCTN. Các chế độ này phần lớn được hướng dẫn trong một số Thông tư liên Bộ79 và liên tục bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi nhiều Thông tư khác nhau trong giai đoạn 1993-2010.

Năm 2008, Chính phủ ban hành Quy chế trại giam mới (theo Nghị định số 113/2008/CP-NĐ ngày 28/10/2008), nâng cao các định mức ăn, thuốc chữa bệnh… đối với phạm nhân hơn trước, đồng thời tập hợp được nhiều nội dung đã qui định hướng dẫn trong các Thơng tư liên Bộ trước đó. Đây là bước phát triển mới, chuẩn bị cho sự ra đời của Luật THAHS 2010.

2.1.2. Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện nay thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện nay

2.1.2.1. Mơ hình quản lý, tổ chức thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên

Theo Luật THAHS 2010, hệ thống tổ chức THAHS ở Việt Nam được phân thành hai nhánh, gồm hệ thống tổ chức THAHS thuộc BCA và hệ thống tổ chức THAHS thuộc Bộ Quốc phịng; ngồi ra cịn có Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS dựa trên vai trò tham mưu và giúp tổ chức thực hiện của Công an cấp xã. Phạm nhân là NCTN thuộc diện được quản lý, tổ chức thi hành án bởi hệ thống tổ chức THAHS thuộc BCA. Trong THAPT, Bộ Công an chỉ áp dụng chung một mơ hình quản lý, tổ chức, đó là thiết lập cơ quan THAPT (trại giam thuộc BCA) để làm nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và cơ quan Quản lý THAHS thuộc BCA để chuyên trách hoạt động quản lý nhà nước, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ THAHS (trong đó có THAPT). Ngồi ra, phân trại giam thuộc trại tạm giam và nhà tạm giữ cũng được giao nhiệm

78 Theo hướng dẫn tại mục 4 phần III của Thông tư liên Bộ số 12/TTLB ngày 20/12/1993 giữa Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. vụ, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

79 Chẳng hạn: Thông tư số 11/TTLB ngày 20/12/1993 giữa liên Bộ Nội vụ - Quốc phịng - Tài chính – Giáo dục và Đào tạo - Lao động - Thương binh và xã hội về hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)