trên, nhận thấy, Việt Nam đã là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 1984, Công ước của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) số 182 về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và Công ước số 138 qui định độ tuổi lao động tối thiểu. Do đó, Việt Nam có nghĩa vụ phải nội luật hóa pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cho tương thích với nội dung của những Cơng ước này.
Ngoài ra, Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân năm 1955 (Quy tắc Geneva), Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên năm 1985 (Quy tắc Bắc Kinh), Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước tự do năm 1990 (Quy tắc Havana) tuy khơng có giá trị ràng buộc thực hiện nhưng chúng đều là những điều ước quốc tế về quyền con người, là sự phát triển, chi tiết hóa một số nội dung nhất định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam đã là thành viên từ năm 1982. Các quy tắc này có liên quan trực tiếp đến hoạt động THAPT và phản ánh những giá trị, chuẩn mực pháp lý quốc tế đã phổ quát mà Việt Nam cần nghiên cứu tham khảo.
1.4.1.2. Nội dung một số chuẩn mực quốc tế về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
Các Công ước, Bộ quy tắc của Liên hợp quốc có sự khác nhau về mục đích qui định, đối tượng điều chỉnh, tính chất và phạm vi nội dung. Do vậy, qui định tại mỗi Công ước, Bộ quy tắc của Liên hợp quốc có những mức độ và phạm vi liên quan khác nhau đến THAPT đối với phạm nhân là NCTN. Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp, có thể khái quát hóa và hệ thống hóa một số chuẩn mực quốc tế về THAPT đối với phạm nhân là NCTN như sau:
Về nguyên tắc chỉ đạo THAPT đối với phạm nhân là NCTN:
- Toàn bộ hoạt động THAPT phải nhằm vào mục tiêu giáo dục cải tạo phạm nhân đến khi trở về xã hội thì họ khơng chỉ sẵn sàng mà cịn có khả năng sống tuân theo pháp luật và tự ni sống bản thân; vì thế, trại giam phải sử dụng mọi nguồn lực về chữa trị, giáo dục, đạo đức, tinh thần và những nguồn lực, hình thức giúp đỡ
khác để áp dụng với từng cá nhân phạm nhân33.