cơng dân, dạy văn hóa, dạy nghề, chế độ sinh hoạt giải trí cho phạm nhân; Thông tư số 12/TTLB ngày 20/12/1993 giữa liên Bộ Nội vụ - Quốc phòng - Tài chính – Y tế - Lao động - Thương binh và xã hội về hướng dẫn thực hiện chế độ ăn, mặc, ở, tổ chức phòng, chữa bệnh, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho phạm nhân; Thông tư số 09/BNV-QP-TC ngày 31/12/1994 giữa liên Bộ Nội vụ - Quốc phòng – Tài chính về hướng dẫn chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam v.v…
vụ giam giữ, giáo dục một số phạm nhân nhất định80, tuy nhiên phạm nhân là NCTN không thuộc diện phạm nhân này.
Để thực hiện nhiệm vụ THAPT, trại giam lập tổ chức bộ máy gồm nhiều đội
nghiệp vụ81 phối hợp hoạt động với nhau, trong đó Đội Quản giáo có vai trị, nhiệm
vụ đặc biệt quan trọng đối với kết quả giáo dục cải tạo phạm nhân. Cán bộ quản giáo là người trực tiếp quản lý, tổ chức lao động, học tập cho phạm nhân, thường xuyên theo dõi, giáo dục phạm nhân và đánh giá kết quả CHAPT của phạm nhân.
Về đội ngũ cán bộ, Luật THAHS 2010 chỉ qui định chung: “Người làm công tác THAHS phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng pháp luật phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao” (khoản 2 Điều 144); cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở trại giam (Ban Giám thị, chỉ huy phân trại, chỉ huy đội nghiệp vụ) phải tốt nghiệp đại học cảnh sát, đại học an ninh, đại học luật trở lên và phải bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo qui định của Chính phủ (khoản 4 Điều 16). Đối với cán bộ quản giáo phụ trách phạm nhân là NCTN, hiện vẫn chưa có văn bản nào qui định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn công tác.
Hoạt động THAPT (và THAHS nói chung) được đặt dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát và sự giám sát của cơ quan dân cử.
Luật THAHS 2010 dành một chương (chương XI) để qui định về kiểm sát THAHS. Theo Điều 141, Viện kiểm sát có nhiệm vụ phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật trong THAPT, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người CHAPT; có quyền kiểm sát hồ sơ THAPT của cơ quan THAPT cùng cấp và cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền trực tiếp kiểm sát định kỳ và đột xuất việc tuân theo pháp luật, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đối với trại giam đóng tại địa phương đó trong việc THAPT.
Về giám sát THAHS, Luật THAHS 2010 chỉ có một điều luật qui định chung như sau: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức trong THAHS và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động THAHS theo qui định của pháp luật” (Điều 6). Qui định này tuy đã xác định chủ thể giám sát nhưng chưa xác định rõ nội dung và cơ chế giám sát.