đôi số lần so với phạm nhân thành niên. Tuy nhiên, việc họ có sử dụng hết số lần điện thoại hay khơng còn tùy thuộc vào khả năng trả phí, ý thức chủ quan của họ và nhiều yếu tố khác.
NCTN, tuy nhiên thực tiễn cho thấy việc mở rộng qui định, tăng số lần và thời lượng thăm gặp (gấp ba lần so với phạm nhân thành niên: 01 tháng được 3 lần, mỗi lần đến 3 giờ) chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Điều quan trọng là phải vận động, thuyết phục thân nhân có ý thức quan tâm thương yêu, thăm gặp và giáo dục phạm nhân là NCTN, khơng bỏ mặc, phó thác cho trại giam. 21 trường hợp phạm nhân là NCTN khơng liên lạc với ai nói ở trên cũng chính là 21 trường hợp bị gia đình bỏ rơi. Những phạm nhân này bị rơi vào trạng thái cơ độc, khơng có người thân thăm gặp, tâm lý tình cảm bị “chai sạn”, rất khó tiến bộ. Các tổ chức, đồn thể, cộng đồng ở địa phương nơi gia đình phạm nhân là NCTN sinh sống chưa tham gia thăm gặp, động viên phạm nhân là NCTN. Hiện vẫn chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của gia đình phạm nhân, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đáp ứng lại những yêu cầu của cơ quan THAPT.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ nhận quà theo qui định, trại giam còn tổ chức căn-tin bán lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho phạm nhân với giá không cao hơn giá bán lẻ tại địa phương, góp phần cải thiện điều kiện ăn uống, sinh hoạt của đa số phạm nhân. Tuy nhiên, đối với phạm nhân là NCTN, lượng tiền mặt họ có chủ yếu phụ thuộc vào tiếp tế của gia đình (tiền thưởng, tiền bồi dưỡng theo qui định của họ khơng đáng kể). Những phạm nhân là NCTN có gia đình khó khăn hay bị gia đình bỏ rơi, khơng thăm gặp và tiếp tế càng cảm thấy tủi thân và cơ độc.
Ngồi những chế độ nêu trên, qua khảo sát 375 phạm nhân là NCTN tại các trại giam Long Hòa, A2, An Điềm cho thấy có hơn một nữa là người có tôn giáo (220/375 người), do vậy, việc tạo điều kiện cho phạm nhân được sử dụng kinh sách tôn giáo, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tơn giáo là điều cần thiết nhưng chưa được Luật THAHS qui định.
Nhận xét:
- Các chế độ chấp hành án khác của phạm nhân là NCTN ở Việt Nam đã ghi nhận và bảo đảm được nhiều quyền con người, quyền cơ bản của phạm nhân là NCTN và hướng đến mục tiêu nêu cao các quyền cùng sự an toàn của họ, nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần, chống lại những tác dụng có hại do việc giam giữ gây ra và thúc đẩy sự hòa nhập xã hội theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, một số chế độ chấp hành án vẫn cịn mang tính định tính và hình thức, chưa xác định rõ nội dung đặc thù là gì nên cần tiếp tục hồn thiện. Đồng thời, các quyền và nghĩa vụ của phạm nhân là NCTN chưa được Luật THAHS qui định trực tiếp.
- Quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân là NCTN chưa được bảo đảm thực hiện bằng một cơ chế khả thi. Thư của phạm nhân gửi cho Viện kiểm sát vẫn bị trại giam kiểm duyệt. Đây là điểm hạn chế so với chuẩn mực quốc tế và pháp luật một số nước. Ở Trung Quốc, Luật Nhà tù 1994 qui định thư của phạm nhân gửi cho lãnh đạo cấp trên của nhà tù hoặc cho các cơ quan tư pháp thi không bị nhà tù kiểm tra. Cơng ước về quyền trẻ em 1989 địi hỏi trẻ em bị tước tự do có quyền địi hỏi và hưởng sự giúp đỡ nhanh chóng về pháp lý trước một cơ quan có thẩm quyền, độc lập, vô tư. Công ước chống tra tấn 1984 cũng đòi hỏi người bị tra tấn có quyền khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền xem xét khẩn trương, được bảo vệ nhằm tránh sự ngược đãi hay hăm dọa.
2.2.5. Thực trạng việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là người chưa thành niên người chưa thành niên
Đến nay, đã có 46/54 trại giam tổ chức Trung tâm dạy nghề cho phạm nhân dựa trên cơ sở liên kết với một số trường dạy nghề của địa phương, tuy nhiên năng lực đào tạo nghề còn rất hạn chế. Nghề đào tạo chủ yếu là: may mặc, thêu ren (dành cho phạm nhân nữ), thợ hồ, thợ mộc, cơ khí, hàn mạch điện tử… song việc đào tạo những nghề này chỉ được tiến hành trong khoảng từ 01 đến 03 năm cuối trước khi phạm nhân hết thời hạn CHAPT và đòi hỏi phạm nhân phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, như phải đủ sức khỏe, khơng dị dạng, có q trình cải tạo tốt, liên tục được xếp loại CHAPT từ mức khá trở lên để bảo đảm an ninh, an tồn trong q trình đào tạo nghề, do đó số lượng phạm nhân được đào tạo và cấp chứng chỉ chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn, chỉ gần 5% tổng số phạm nhân chấp hành xong án phạt tù và đặc
xá119 nhưng trong số này khơng có phạm nhân là NCTN nào. Việc lao động đan lát
thủ cơng (đan ghế đệm, giỏ xách…), khâu bóng chày, làm lơng mi giả, bóc tách hạt điều, trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế thủy sản v.v… chỉ tạo ra kỹ năng lao động giản đơn, ít có giá trị tạo việc làm sau khi được trả tự do. Qua khảo sát về nguyện vọng sau khi chấp hành xong án phạt tù đối với 375 phạm nhân là NCTN tại các trại giam Long Hòa, A2 và An Điềm cho thấy: có 86 phạm nhân là NCTN chưa xác định sẽ làm gì sau khi ra trại, chiếm 22,9%; có 35 phạm nhân là NCTN xác định chỉ biết trông đợi vào sự giúp đỡ của gia đình, chiếm 9,3% và có 03 phạm nhân là NCTN xác định sẽ trông đợi vào sự giúp đỡ của tổ chức, đoàn thể ở địa phương, chiếm 0,8%; có 37 phạm nhân là NCTN xác định sẽ tiếp tục đi học văn hóa, chiếm 9,9%;
119
Phân tích từ số liệu trong Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật THAHS trong Công an nhân dân (2011-2016) của BCA.
có 39 phạm nhân là NCTN xác định sẽ đi học nghề nhưng không xác định rõ sẽ học nghề gì, chiếm 10,4%. Số cịn lại, có 175 phạm nhân, chiếm 46,7%, ghi rõ nghề sẽ học và làm sau khi chấp hành xong án phạt tù nhưng khơng có trường hợp nào trùng hợp hoặc tương đối gần gũi với công việc mà hiện tại họ đang làm trong trại giam120. Có thể thấy, cơng việc mà trại giam tổ chức lao động chưa hẳn là những nghề mà xã hội đang thiếu lao động và đúng với ý muốn chọn nghề của phạm nhân.
Tình hình về khả năng tìm kiếm việc làm của phạm nhân sau khi được trả tự do có thể dựa trên kết quả cuộc khảo sát của BCA tiến hành năm 2012 để tham khảo bởi vì từ đó đến nay việc dạy nghề cho phạm nhân chưa có thay đổi bước
ngoặt. Kết quả khảo sát121 đối với 275.274 người chấp hành xong án phạt tù từ 2002
đến 2012 về cư trú ở địa phương cho thấy: số người khơng có việc làm chiếm tỉ lệ 17,74%; số người có việc làm chiếm tỉ lệ 82,26% nhưng trong số đó có đến 85,41% việc làm thu nhập thấp dưới 03 triệu đồng/tháng và có 26,31% việc làm thu nhập dưới 01 triệu đồng/tháng; số người có thu nhập từ 05 triệu đồng/tháng trở lên chỉ chiếm tỉ lệ 2,53%. Điều đó phản ánh đại đa số người chấp hành xong án phạt tù khơng có kỹ năng nghề rõ ràng và sống bằng lao động tạm bợ với thu nhập rất thấp.
Về thời gian học nghề, do cơ sở vật chất phục vụ học tập, học nghề và thực hành nghề của mỗi phân trại thường chỉ có 01 hội trường có sức chứa khoảng 300- 400 phạm nhân và một số phịng dạy nghề cho khoảng 30-40 phạm nhân nên khơng thể tổ chức học tập, học nghề đồng loạt trong ngày thứ bảy theo qui định của Điều 28 Luật THAHS 2010 cho hàng nghìn phạm nhân (gồm cả phạm nhân là NCTN) với sự đa dạng về độ tuổi, sức khỏe, giới tính, nhân thân.
Công tác tư vấn, trợ giúp tâm lý cho phạm nhân sắp hết thời hạn CHAPT cịn nhiều khó khăn, lúng túng và chỉ được triển khai thực hiện từ 2014 (theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2013/TT-BCA ngày 25/9/2013, có hiệu lực kể từ 15/11/2013), chủ yếu là tổ chức cho phạm nhân viết phiếu đăng ký tư vấn, ghi rõ câu hỏi để trại giam tổng hợp và sắp xếp, bố trí cán bộ tư vấn trả lời cho nhóm phạm nhân. Tuy nhiên, các trại giam khơng có cán bộ có năng lực chun mơn về tư vấn tâm lý. Việc mời chuyên gia tư vấn cho phạm nhân một cách thường xun cũng khơng dễ dàng vì nội dung cần tư vấn rất đa dạng, đòi hỏi phải mời được cùng lúc nhiều chuyên gia khác nhau.
120 Chẳng hạn, phạm nhân trả lời trong trại giam được học nghề may, bóc tách hạt điều, đan lát thủ cơng nhưng lại dự định sau khi ra trại sẽ học nghề lái xe, sửa xe, hàn, điện lạnh, hớt tóc, mở quán nước, phụ hồ nhưng lại dự định sau khi ra trại sẽ học nghề lái xe, sửa xe, hàn, điện lạnh, hớt tóc, mở quán nước, phụ hồ hoặc nghề quảng cáo, xăm mình…