122 Số liệu chi tiết được phân tích tại tiểu mục 2.2.1
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
nhân là người chưa thành niên
Là một bộ phận của pháp luật THAHS, pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần được kịp thời sửa đổi, bổ sung, đạt được sự chuẩn xác về kỹ thuật lập pháp, có nội dung phù hợp thực tiễn, có giá trị ổn định, hiệu lực, hiệu quả, góp phần hoàn thiện pháp luật THAHS, bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án và giáo dục người chấp hành án trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Việc hoàn thiện pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần đạt được những yêu cầu sau đây:
- Quán triệt đầy đủ, đúng đắn quan điểm, chủ trương về hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và cải cách tư pháp hiện nay được thể hiện trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị. Theo đó, pháp luật về THAPT phải được hồn thiện theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, tính nhân đạo, hướng thiện và bảo vệ quyền con người trong THAPT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật; phải có đầy đủ các quy phạm để trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội cần thiết điều chỉnh trong lĩnh vực này; phải phát huy dân chủ, hoàn thiện các qui định về khiếu nại, tố cáo; xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, điều kiện về trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác THAPT đối với phạm nhân là NCTN. Cơ bản tiếp tục thực hiện mơ hình quản lý, tổ chức THAHS như hiện nay.
- Phải cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ của phạm nhân, các quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền, các quyền và nghĩa vụ của cá nhân khác có liên quan phù hợp với tinh thần Hiến pháp 2013, qui định đầy đủ cơ chế phối hợp trong THAPT, bảo đảm tính hiệu lực của pháp luật. Bảo đảm sự phù hợp của pháp luật THAPT với Hiến pháp 2013, tạo nên sự thống nhất, tương thích giữa pháp luật THAPT và pháp luật THAHS với hệ thống pháp luật nói chung, hạn chế những bất cập, mâu thuẫn trong thực hiện pháp luật, tạo điều kiện để phạm nhân thực hiện, bảo vệ hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, để các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham gia có hiệu quả vào công tác THAPT trong phạm vi trách nhiệm do luật định. Một số qui định của Hiến
pháp 2013 có nội dung liên quan đến THAPT, các qui định này cần được chú ý triển khai. Điều 106 qui định Bản án, quyết định của Tồ án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Điều 20 qui định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; khơng bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Điều 31 qui định người bị thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự; người vi phạm pháp luật trong việc thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật. Điều 37 qui định trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; đươ ̣c tham gia vào các vấn đề về trẻ em; nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Điều 14 qui định một cách bao quát: quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo qui định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Hoàn thiện pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần được tiến hành theo hướng chi tiết hóa, cụ thể hóa những nội dung trên và làm rõ cơ chế thực hiện.
- Cập nhật nhiều nội dung mới trong chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã được thể chế hóa trong BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 và đồng bộ hóa những nội dung này vào trong lĩnh vực THAPT một cách phù hợp.
- Bám sát hệ thống nguyên tắc THAPT, đặc biệt là các nguyên tắc đặc thù đối với phạm nhân là NCTN, lấy việc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho phạm nhân là NCTN làm tư tưởng chỉ đạo cơ bản; lấy việc giáo dục phạm nhân là NCTN nhận thức và sửa chữa sai lầm, phát triển nhân cách lành mạnh, trở thành người biết tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống làm cốt lõi; phải quan tâm chăm sóc, bảo vệ phạm nhân là NCTN, tôn trọng và bảo đảm các quyền trẻ em, các quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN, hướng đến mục tiêu, hiệu quả giáo dục.
- Hoàn thiện pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN phải bảo đảm tính khả thi, kế thừa những kết quả đã đạt được trong công tác THAPT, khắc phục một cách căn bản những hạn chế trong pháp luật và áp dụng pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN hiện nay, đồng thời không tạo ra những sự thay đổi quá lớn hay làm xáo trộn toàn bộ hệ thống tổ chức THAHS hiện hành.
- Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần quan tâm đến tính tương thích với các chuẩn mực quốc tế về THAPT đối với phạm nhân là NCTN. Pháp luật của một số quốc gia khác về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cũng có giá trị tham khảo nhất định, tất nhiên, chỉ nghiên cứu tiếp thu trên cơ sở phù hợp với hồn cảnh lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam, không áp đặt hay nhằm phê phán, phủ nhận kết quả xây dựng pháp luật THAHS của Việt Nam và ngược lại.