Chính sách thi hành án phạt tù có liên quan đến phạm nhân là người chưa thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 45 - 50)

25 Ban hành theo Nghị định số 181-NV6 ngày 12/6/1951 của Liên Bộ Nội vụ Tư pháp

1.2.2. Chính sách thi hành án phạt tù có liên quan đến phạm nhân là người chưa thành niên

người chưa thành niên

Tồn bộ cơng tác xây dựng pháp luật, áp dụng và thi hành pháp luật, giáo dục và tuyên truyền pháp luật đều được tiến hành trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước27. Chính sách THAPT là một bộ phận của chính sách THAHS, là những đường lối, sách lược, phương châm, phương hướng chỉ đạo của Nhà nước trong việc xây dựng và sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực THAPT nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với tư cách vừa là một bộ phận của chính sách pháp luật, vừa là một bộ phận của chính sách phịng, chống tội phạm, chính sách THAPT khơng chỉ được qn triệt trong hoạt động xây dựng pháp luật về THAPT mà còn là định hướng chỉ đạo cho toàn bộ hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật về THAPT.

Nội dung cơ bản của chính sách THAPT bao gồm: - Chính sách về giam giữ phạm nhân

Khi đề cập đến THAPT, câu hỏi trước tiên đặt ra là: phải tổ chức giam giữ phạm nhân ở đâu? trong tính đa dạng, phức tạp của đối tượng giam giữ, cần phải tổ chức giam giữ như thế nào để đạt được hiệu quả của án phạt tù?

Trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, chính sách về giam giữ phạm nhân có khác nhau, đồng thời nó phản ánh bản chất của nhà nước. Thực dân Pháp hay chính quyền ở miền Nam Việt Nam trước 1975 đã từng sử dụng những nhà tù ở nơi hải đảo xa xôi và với chế độ giam giữ cực kỳ hà khắc, tàn bạo, áp dụng ngay cả với tù nhân là người chưa thành niên, phụ nữ.

Lịch sử lập pháp và thực thi pháp luật của nước ta cho thấy chính sách: + Dùng “trại giam” đóng ở những địa điểm nhất định trong phần lãnh thổ đất liền để làm nơi giam giữ phạm nhân (Điều 1 Sắc lệnh 150/SL ngày 07/11/1950 qui định “Phạm nhân phải giam giữ trong các trại giam…” và trong thực tiễn khơng có trại giam nào đóng ở hải đảo);

27

Đào Trí Úc (chủ biên), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 106.

+ Bảo đảm an ninh trại giam, kiểm sốt chặt chẽ, đề phịng phạm nhân trốn trại, chống phá trại giam đối với số phạm nhân có tính nguy hiểm cao, có thái độ cải tạo kém, chống đối, thường xuyên vi phạm nội quy trại giam (căn cứ Điều 27 Luật THAHS 2010);

+ Áp dụng chế độ giam giữ dành riêng phù hợp với sức khỏe, giới tính, đặc điểm nhân thân đối với một số nhóm phạm nhân đặc biệt, như phạm nhân là NCTN, là người già yếu, là phụ nữ, là người mắc bệnh truyền nhiễm…

Chính sách áp dụng chế độ giam giữ dành riêng đối với phạm nhân là NCTN (theo nghĩa có cân nhắc, ưu tiên sao cho phù hợp với đặc điểm thể chất còn non kém, với giới tính và với những đặc điểm nhân thân khác có liên quan đến nguyên nhân phạm tội của phạm nhân là NCTN) xuất phát từ những thành tựu nghiên cứu của tâm lý học, giáo dục học về sự hình thành và phát triển nhân cách của NCTN và những tư tưởng tiến bộ, những chuẩn mực pháp lý quốc tế về bảo vệ quyền con người và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Theo đó, sự hình thành và phát triển nhân cách của con người chính là q trình biến đổi, phát triển trên các mặt thể chất, tâm lý (nhận thức, tư tưởng, tình cảm, nhu cầu…) và xã hội (thái độ ứng xử

với con người và môi trường xung quanh)28; q trình phát triển đó chịu sự tác động

của bốn yếu tố chính: yếu tố sinh học, yếu tố mơi trường, yếu tố hoạt động và yếu tố giáo dục, trong đó yếu tố hoạt động của chủ thể giữ vai trò là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Phạm nhân là NCTN đang trong q trình phát triển nhân cách (chưa hồn thiện) và q trình đó có những sai lệch, khiếm khuyết nhất định về mặt thể chất, tâm lý và xã hội, nhất là những hạn chế thuộc về nhân thân (như hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, học hành, tiếp thu giáo dục, môi trường giao tiếp…). Do đó, để đạt được mục đích giáo dục họ trở thành người biết tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, cần phải bảo đảm cho phạm nhân là NCTN được ăn uống đủ chất dinh dưỡng để phát triển thể chất, không bị buộc lao động nặng, nguy hiểm, độc hại, được sống trong một môi trường lành mạnh, không bị tác động tiêu cực bởi môi trường chung sống và giao tiếp với đông đảo phạm nhân thành niên… (cùng với nhiều đặc thù về chế độ giáo dục và chấp hành án khác). Vì thế, phạm nhân là NCTN cần được hưởng chính sách giam giữ dành riêng phù hợp với sức khỏe, giới tính, đặc điểm nhân thân của mình.

28

Nguyễn Hữu Duyện (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong

Quán triệt chính sách giam giữ dành riêng đối với phạm nhân là NCTN, pháp luật THAHS cần phải có những điều luật cụ thể, rõ ràng về chế độ giam giữ và về mơ hình tổ chức THAPT đối với phạm nhân là NCTN, đồng thời hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cũng phải bám sát bản chất của chính sách giam giữ dành riêng đối với phạm nhân là NCTN là tạo ra điều kiện tối ưu để giáo dục họ trở thành người biết tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, có khả năng tái hịa nhập cộng đồng chứ khơng đơn thuần chỉ là hoàn thành việc cách ly xã hội đối với họ cho đến khi hết thời hạn CHAPT.

- Chính sách về giáo dục phạm nhân

Việc đề ra và thực hiện chính sách về giáo dục cải tạo phạm nhân trong THAPT (nói chung) là xuất phát từ mục đích của hình phạt tù và quan điểm thừa nhận khả năng giáo dục lại người phạm tội. Đối với phạm nhân là NCTN, mục đích của THAPT trước hết là nhằm ngăn ngừa sự nguy hiểm cho xã hội (mà khơng cịn hình phạt hay biện pháp xử lý nào khác có tác dụng răn đe, phòng ngừa), răn đe người khác tôn trọng pháp luật, kỷ cương xã hội, đồng thời nhằm mục đích cuối cùng là giáo dục người đó trở thành người biết tuân theo pháp luật và các yêu cầu của xã hội. Tính chất nguy hiểm của phạm nhân là NCTN gắn liền với sự non nớt trong nhận thức, sự lệch lạc trong quá trình phát triển nhân cách, đặc biệt là sự tồn tại những yếu tố tiêu cực trong hồn cảnh gia đình, mơi trường sống, giao tiếp, giáo dục và hoạt động của bản thân. Ở độ tuổi chưa thành niên, con người chưa tích lũy đầy đủ kinh nghiệm sống và chưa định hình vững chắc về nhân sinh quan, thế giới quan, thói quen, lẽ sống (tiêu cực)… Vì thế, những sự lệch lạc này có thể chỉnh sửa được bằng giáo dục (mà khơng khó khăn đến mức phải đấu tranh cải tạo). Mặt khác, ở độ tuổi này, phạm nhân là NCTN đang hình thành “cái tơi” nên họ dễ nhiệt tình, hăng hái, sơi nổi trong học tập, lao động, sinh hoạt tập thể do trại giam tổ chức. Nhờ đó, những thái độ và hành vi ứng xử của phạm nhân là NCTN dễ được uốn nắn lại theo những quy chuẩn của pháp luật và đạo đức xã hội hơn phạm nhân thành niên.

Nội dung của chính sách về giáo dục phạm nhân là NCTN phụ thuộc vào việc giải đáp những câu hỏi cơ bản sau đây:

+ Những yếu tố nào có tác động đến ý thức pháp luật và hành vi ứng xử của phạm nhân là NCTN?

+ Với những đặc điểm riêng về mức độ phát triển thể chất, tâm lý và xã hội của phạm nhân là NCTN thì nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đối với họ như thế nào là phù hợp và có khác biệt gì so với phạm nhân thành niên?

+ Chủ thể giáo dục phạm nhân là NCTN là ai và vai trò của từng chủ thể? Chính sách về giáo dục đối với phạm nhân là NCTN có những nội dung chính như sau:

+ Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là hoạt động chủ yếu trong THAPT đối với phạm nhân là NCTN và được ưu tiên đầu tư (căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật THAHS 2010 và khoản 2 Điều 61 Hiến pháp 2013);

+ Giáo dục phạm nhân là NCTN phải bằng hệ thống đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp và thực hiện phù hợp với đặc thù của phạm nhân là NCTN (về sức khỏe, đặc điểm tâm sinh lý, trình độ văn hóa, đặc điểm nhân thân khác…)

Hệ thống nội dung, biện pháp giáo dục phạm nhân trong trại giam bao gồm giáo dục thơng qua lao động, học tập văn hóa, pháp luật, sinh hoạt tập thể, rèn luyện nếp sống kỷ luật và nêu gương (thể hiện thông qua các qui định cấm, các chế độ về lao động, học tập, giáo dục, thi đua CHAPT, khen thưởng, kỷ luật phạm nhân và các chế độ khác) và được áp dụng với phạm nhân là NCTN một cách phù hợp, không rập khuôn giống với phạm nhân thành niên. Đối với phạm nhân là NCTN, việc học tập phải được ưu tiên, chú trọng hơn, phải phát huy tối đa khả năng học tập của cá nhân NCTN bởi vì họ cịn trẻ, có khả năng tiếp thu tốt và cần thiết phải tiếp tục học tập, tiếp thu tri thức cần có để có thể đảm đương vai trị xã hội của mình trong tương lai. Ngược lại, do hạn chế về sức khỏe, lao động đối với phạm nhân là NCTN phải có tính vừa sức. Mặt khác, phạm nhân là NCTN có tâm lý muốn khẳng định năng lực bản thân nên trong giáo dục phải chú trọng các biện pháp khuyến khích, khen thưởng, thi đua; trong tổ chức lao động phải đáp ứng nhu cầu khám phá, sáng tạo; trong tổ chức quản lý phạm nhân phải chú trọng sinh hoạt tập thể; cán bộ quản lý, giáo dục phải sát sao, thấu hiểu tâm lý và hoàn cảnh của từng phạm nhân là NCTN và phải là tấm gương mẫu mực trong công việc và trong cuộc sống.

+ Phát huy vai trò giáo dục của gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác trong THAPT đối với phạm nhân là NCTN (căn cứ khoản 8 Điều 4, nội dung Điều 39, 53 của Luật THAHS 2010).

Để quán triệt chính sách trên, pháp luật THAHS phải không ngừng hoàn thiện chế độ lao động, học tập, giáo dục dành riêng đối với phạm nhân là NCTN, qui định rõ điều kiện tiêu chuẩn đối với cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân là NCTN, trách nhiệm của gia đình phạm nhân, của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan THAPT với những chủ thể đó. Trong thực tiễn, phải chú trọng tạo ra môi trường sống, sinh hoạt, học tập, giáo dục lành

mạnh và có kỷ luật; việc xử lý vi phạm hay khen thưởng đối với phạm nhân là NCTN đều phải công minh, khách quan, vô tư và mang tính giáo dục.

- Chính sách về việc chấp hành án của phạm nhân

Vì THAPT là một quá trình diễn ra qua nhiều năm tháng nên ngồi vấn đề chính sách về giam giữ, giáo dục phạm nhân cịn có nhiều vấn đề khác liên quan đến đời sống hàng ngày của phạm nhân cần phải được điều chỉnh, như: sinh hoạt (ăn, mặc, ở, hoạt động thường ngày), vui chơi giải trí, đời sống tình cảm con người (với thân nhân, người khác), bảo vệ sức khỏe, tiếp cận thông tin, vấn đề quan hệ dân sự, tôn giáo và tín ngưỡng v.v… Những định hướng, chủ trương về giải quyết những vấn đề nói trên sẽ là cơ sở xây dựng các chế độ CHAPT của phạm nhân.

Chính sách về việc chấp hành án đối với phạm nhân là NCTN có nội dung cơ bản là:

+ Bảo vệ phạm nhân là NCTN an toàn trước các nguy cơ bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và các hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (căn cứ khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013);

+ Huy động sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, gia đình và xã hội vào việc bảo vệ, chăm sóc phạm nhân là NCTN (căn cứ khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013);

+ Phạm nhân là NCTN được hưởng chính sách ưu tiên hơn phạm nhân thành niên, bảo đảm những lợi ích tốt nhất nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp tục phát triển thể chất, nâng cao trí lực, duy trì và phát triển các mối quan hệ gia đình và xã hội, tiếp cận thơng tin phù hợp, có định hướng giáo dục và hạn chế tác động mặt trái của chế độ giam giữ tập trung trong trại giam.

Tuy vậy, trong điều kiện lịch sử cụ thể, đến nay pháp luật THAHS Việt Nam chỉ mới tập trung thể chế hóa nội dung chính sách nói trên vào các chế độ sinh hoạt, vui chơi giải trí, bảo vệ sức khỏe, tiếp cận thơng tin, giữ mối liên hệ với gia đình của phạm nhân là NCTN trong những phạm vi, mức độ nhất định và cịn nhiều qui định mang tính hình thức, định tính. Các chế độ chấp hành án của phạm nhân là NCTN cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển hơn nữa cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay.

- Chính sách về chuẩn bị tái hịa nhập cộng đồng

Mục đích của hình phạt tù sẽ khơng đạt được và tồn bộ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án sẽ bị mất giá trị và ý nghĩa của nó nếu như cuối cùng, người chấp hành xong án phạt tù khơng hịa nhập trở lại với đời sống xã hội. Chính sách về chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng xuất phát từ quan điểm coi

người CHAPT vẫn là một thành viên của xã hội và bởi hạn chế của hoàn cảnh đang CHAPT trong trại giam, cần phải tạo điều kiện giúp họ có khả năng đảm đương vai trò xã hội của mình trong tương lai sau khi chấp hành xong án phạt tù. Đối với phạm nhân là NCTN, hoạt động chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng càng có ý nghĩa to lớn hơn vì họ cịn trẻ, cuộc đời còn dài, sau khi chấp hành xong án phạt tù, hoặc xã hội sẽ đón nhận trở lại một lao động trẻ, hoặc xã hội phải nhận một người tiềm ẩn khả năng tái phạm cao. Do đó, nhà nước cần có chính sách về chuẩn bị tái hịa nhập cộng đồng đúng đắn, phù hợp để định hướng, chỉ đạo có hiệu quả đối với hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật THAHS.

Nội dung chính sách chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là NCTN là:

+ Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng phải được thực hiện chủ động trong quá trình THAPT và có nội dung rộng rãi, bao gồm mọi cơng việc cần thiết, có tác dụng giúp phạm nhân là NCTN sau khi chấp hành xong án phạt tù thì nhanh chóng hịa nhập với cộng đồng nơi cư trú, có khả năng tự ni sống bản thân và khơng tiếp tục phạm tội;

+ Huy động sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, gia đình phạm nhân và xã hội vào việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù (căn cứ vào khoản 2 Điều 39 Luật THAHS 2010);

+ Phạm nhân là NCTN được ưu tiên trong các hoạt động chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng29.

Để quán triệt chính sách trên, pháp luật THAPT phải hồn thiện các qui định về chuẩn bị tái hịa nhập cộng đồng, trong đó cần xác định các nội dung cụ thể của hoạt động chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, chủ thể thực hiện và cơ chế thực hiện những nội dung đó. Các qui định cần phải thiết thực, tránh hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)