Theo qui định tại khoả n2 Điều 171 Luật THAHS 2010, Bộ trưởng Bộ Cơng an có quyền quyết định đưa phạm nhân có mức án từ 5 năm tù trở xuống phục vụ việc tạm giam, tạm giữ, trừ phạm nhân là ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 78 - 80)

đưa phạm nhân có mức án từ 5 năm tù trở xuống phục vụ việc tạm giam, tạm giữ, trừ phạm nhân là người

chưa thành niên, người nước ngoài, người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc nghiện ma túy và số

lượng giới hạn không quá 15% tổng số người bị tạm giam, tạm giữ.

81 Căn cứ Quyết định số 6185/QĐ-BCA-X11 ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an, tổ chức bộ máy của trại giam gồm các Đội: Tham mưu; Quản giáo; Giáo dục và Hồ sơ; Trinh sát; Cảnh sát bảo vệ - cơ máy của trại giam gồm các Đội: Tham mưu; Quản giáo; Giáo dục và Hồ sơ; Trinh sát; Cảnh sát bảo vệ - cơ động; Kế hoạch, hướng nghiệp, dạy nghề và xây dựng; Y tế và bảo vệ môi trường; Hậu cần và Tài vụ.

2.1.2.2. Chế độ giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên

- Về thủ tục thi hành quyết định THAPT và tiếp nhận NCTN chấp hành án phạt tù:

Theo khoản 2 Điều 21 Luật THAHS 2010, trong thời hạn 03 ngày làm việc, quyết định THAPT của Tịa án có thẩm quyền phải gửi đến: a) Người chấp hành án; b) Viện kiểm sát cùng cấp; c) Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh; d) Trại tạm giam nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam; đ) Cơ quan THAHS Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại; e) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam, theo khoản 1 Điều 22, trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án và báo cáo cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh trong thời hạn 3 ngày làm việc; cơ quan THAHS Cơng an cấp tỉnh phải hồn chỉnh hồ sơ, lập danh sách và báo cáo cơ quan Quản lý THAHS thuộc BCA trong thời hạn 5 ngày làm việc để cơ quan này ra quyết định đưa người phải chấp hành án đi chấp hành án (trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo). Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, theo khoản 4 Điều 22, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở cơ quan THAHS Cơng an cấp huyện để thi hành án. Về cơ bản, trình tự thủ tục nêu trên đã phản ánh được căn cứ pháp lý, thẩm quyền quyết định và thời điểm bắt đầu hoạt động THAPT.

Về tiếp nhận người CHAPT, Điều 25 đã qui định liệt kê các tài liệu cụ thể phải có trong hồ sơ nhập trại của phạm nhân, khơng địi hỏi phải có những giấy tờ khác biệt gì trong trường hợp người CHAPT là NCTN. Điều 26 qui định trại giam phải tổ chức khám sức khỏe ngay phạm nhân nhập trại, phổ biến nội quy trại giam, phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định THAPT, thân nhân của người CHAPT biết và báo cáo cơ quan Quản lý THAHS trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận người CHAPT.

- Về chế độ giam giữ:

Chế độ giam giữ đối với phạm nhân là NCTN được qui định tại Điều 50, khoản 1 Điều 51 Luật THAHS 2010, theo đó, “phạm nhân là NCTN được giam giữ theo chế độ riêng phù hợp với sức khỏe, giới tính và đặc điểm nhân thân” và “khi đủ 18 tuổi thì chuyển sang thực hiện chế độ quản lý giam giữ… đối với người đã thành niên”. Tuy nhiên, chế độ giam giữ riêng đối với phạm nhân là NCTN vẫn

được thực hiện trên nền tảng của chế độ chung về giam giữ phạm nhân qui định tại Điều 27 với nội dung chính là:

+ Phạm nhân được giam giữ ở 2 khu, gồm khu I giam phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm và khu II giam phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống, mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn CHAPT còn dưới 15 năm.

+ Trong mỗi khu giam giữ, phạm nhân được phân loại và bố trí giam giữ ở từng buồng giam theo loại. Căn cứ để phân loại phạm nhân là “tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án”.

+ Trong từng khu giam (khu I, khu II), có một số diện phạm nhân được bố trí giam giữ riêng. Phạm nhân là NCTN là một diện như thế. Phạm nhân là NCTN được bố trí “giam giữ riêng trong từng khu giam, tập trung tại một phân trại, có

tường, rào ngăn cách với các nhà giam khác”82 và được ưu tiên về diện tích chỗ nằm

tối thiểu83 là 3m2/phạm nhân (phạm nhân thành niên chỉ 2m2/phạm nhân).

2.1.2.3. Chế độ giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên

Với cách tiếp cận liên ngành giáo dục học – luật học, nội dung chế độ giáo dục đối với phạm nhân là NCTN khơng chỉ gồm việc học tập văn hóa, pháp luật mà bao hàm cả chế độ lao động và sự tham gia của gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân vào việc giáo dục phạm nhân là NCTN.

- Chế độ lao động: Điều 29 Luật THAHS 2010 qui định chung: “Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng”. Khoản 3 Điều 51 xác định tính chất đặc thù: “Phạm nhân là NCTN được lao động ở khu vực riêng và phù hợp với độ tuổi; không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại” nhưng vẫn chưa xác định đặc thù về địa điểm lao động cụ thể như thế nào. Về việc sử dụng kết quả lao động của phạm nhân, Điều 30 đã qui định các mục chi, còn tỉ lệ phân bổ thì được hướng dẫn bởi văn bản dưới luật84.

- Chế độ học tập: Khoản 2 Điều 51 Luật THAHS 2010 đưa ra yêu cầu “Trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là NCTN về văn hóa, pháp luật… phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính và sức khỏe”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)