Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2010), Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 70 - 75)

pháp ở năm nước chọn lọc (Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Cộng hòa Hàn Quốc và Liên bang Nga),

sát an ninh, số lần được thăm gặp, mức nhận quà… Ở chế độ ưu đãi, phạm nhân là NCTN có thể được cho ra ngoài trại với trang phục dân sự, được mang theo tiền để sử dụng dưới sự giám sát của cán bộ giám sát (nhưng không cần cán bộ bảo vệ). Theo Điều 134, đối với phạm nhân có hành vi tốt, có thái độ lao động và học tập tận tâm, tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục thì được hưởng quyền tham gia những sự kiện văn hóa, giải trí, thể thao bên ngồi trại có cán bộ trại đi cùng; quyền đi ra ngoài trại cùng với cha mẹ, người giám hộ, người thân khác; có thể sớm chuyển từ chế độ nghiêm khắc sang chế độ bình thường. Ngược lại, theo Điều 136, nếu phạm nhân vi phạm nội quy, có thể bị tước quyền xem phim trong vòng 01 tháng, bị giam ở buồng kỷ luật đến 07 ngày.

Ưu điểm nổi bật của pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN của Nga là gắn kết các chế độ CHAPT với các bước, các thành quả của tiến trình giáo dục phạm nhân là NCTN.

1.4.2.4. Pháp luật của Cộng hòa Pháp về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên

Pháp luật Cộng hòa Pháp là một đại diện điển hình của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và có những ảnh hưởng nhất định đến pháp luật Việt Nam. Theo

BLHS 1994 của Pháp71, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ 13 tuổi. Đối với NCTN

từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi, cũng như luật hình sự Việt Nam, việc áp dụng hình phạt chỉ là biện pháp cuối cùng, đặc biệt là hình phạt tù giam chỉ được áp dụng khi các biện pháp có tính chất giáo dục tỏ ra không hiệu quả và phải căn cứ vào đặc điểm nhân thân của người phạm tội, cũng như hoàn cảnh thực hiện tội phạm.

Trong BLTTHS 1957 của Pháp72 (được sửa đổi, bổ sung nhiều lần), THAHS

được qui định tại Thiên I của Quyển V và THAPT được qui định tại Chương II của Thiên II Quyển V.

Về mơ hình quản lý, tổ chức THAPT ở Pháp, khác với Việt Nam có sự tách bạch giữa hoạt động xét xử của Tòa án với hoạt động THAPT của cơ quan THAPT và hoạt động kiểm sát thi hành án của Viện kiểm sát, BLTTHS của Pháp giao việc tổ chức thi hành án cho Viện công tố (Viện cơng tố được đặt bên cạnh các Tịa án); nhà tù là cơ quan có tính chất hành chính (bao gồm trại giam trung ương và trại cải tạo ở các địa phương) và việc THAPT đối với phạm nhân là NCTN đặt dưới sự theo

71 BLHS 1994 của Cộng hòa Pháp, bản dịch sang tiếng Anh đăng tại https://www.legislationline.org/documents/section/criminal-codes/country/30/France/show. https://www.legislationline.org/documents/section/criminal-codes/country/30/France/show.

72

BLTTHS của Cộng hòa Pháp, bản dịch sang tiếng Việt đăng tại http://luatsubaochua.vn/van-ban-luat- to-tung-nuoc-ngoai.

dõi sát sao của Thẩm phán phụ trách thi hành án. Bên cạnh đó, Thẩm phán NCTN có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra hoạt động của các cơ sở thi hành án, yêu cầu các cơ sở này phải thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, tương tự Việt Nam, hoạt động THAHS ở Pháp cũng chịu sự giám sát của Quốc hội nhưng được qui định cụ thể, rõ ràng hơn: “Thành viên Quốc hội và các thượng nghị sĩ có quyền kiểm tra nhà tù bất cứ thời gian nào” (Điều 719 BLTTHS).

Về thủ tục THAPT, theo Điều 707 BLTTHS, “theo quyết định hoặc dưới sự giám sát của các cơ quan tư pháp có thẩm quyền, các hình phạt do Tịa hình sự áp dụng phải được thi hành ngay lập tức một cách hiệu quả, trừ trường hợp không thể thực hiện được” mà khơng cần phải có quyết định THAPT của Tịa án có thẩm quyền và một thời hạn nhất định để cơ quan Quản lý THAHS ra quyết định đưa người CHAPT đi chấp hành án như ở Việt Nam.

Về chế độ giam giữ, theo Điều 717-1 (Luật số 2005-1549 ngày 12-12-2005), “Việc phân bổ tù nhân trong các nhà tù được thực hiện theo loại tội phạm, tuổi, tình trạng sức khỏe và tính cách của họ” và “Tuân theo các quy định trong sắc lệnh của Hội đồng nhà nước, những người phạm các tội có yêu cầu sự giám sát tư pháp-xã hội thi hành hình phạt của họ trong trại cải tạo nơi có đủ điều kiện về giám sát tâm lý và y tế thích hợp”. Do vậy, phạm nhân là NCTN chủ yếu được đưa vào các cơ sở

chuyên biệt, gọi là Trại cải tạo, nằm ở các tỉnh, ngoại trừ những người có mức án

trên 01 năm tù thì đưa vào trại giam trung ương.

Nhằm đạt được mục đích “thi hành hình phạt phải tạo điều kiện tái hịa nhập của những người phạm tội cũng như nhằm ngăn chặn sự tái phạm, trong khi lợi ích của xã hội và các quyền của nạn nhân vẫn được đảm bảo” (Điều 707, được bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9-3-2004), các hoạt động giáo dục phạm nhân là NCTN được trại cải tạo nổ lực thực hiện. Phạm nhân là NCTN có quyền tham gia vào tất cả các chương trình học tập mà họ mong muốn và được trại cải tạo đáp ứng những điều kiện để học tập. Sau một thời gian giám sát, phạm nhân có thể được Thẩm phán phụ trách thi hành án xem xét cho lao động bên ngoài nhà tù và hình thức lao động này phải có hợp đồng lao động (bên trong nhà tù thì khơng cần). Khơng được khấu trừ thu nhập lao động của phạm nhân để bù đắp cho chi phí bảo dưỡng nhà tù. Theo Điều 717-3 (Luật số 2005-1549 ngày 12-12-2005), “Công việc và các hoạt

động đào tạo chung và nghề nghiệp được xem xét khi đánh giá các bằng chứng về sự tái hòa nhập xã hội và các hành vi tốt của tù nhân”.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

1. Chương 1 đã phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thi hành án

phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên một cách có hệ thống: từ việc làm rõ khái niệm phạm nhân là người chưa thành niên và khái niệm thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, đã đi sâu phân tích, phát hiện và lý giải cơ sở của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, tính chất đặc thù và mối liên hệ giữa tính chất đặc thù của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên với sự non nớt của phạm nhân là người chưa thành niên cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội, từ đó khẳng định thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cần thiết phải khác biệt với thi hành án phạt tù đối với phạm nhân thành niên và phải đáp ứng những yêu cầu nhất định, phù hợp với đặc thù của nó;

2. Cùng với việc xây dựng khái niệm thi hành án phạt tù đối với phạm nhân

là người chưa thành niên, theo quan điểm cá nhân, Luận án còn chỉ ra các đặc điểm và ý nghĩa của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên làm cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề tiếp theo;

3. Chương 1 cũng đã phân tích những chuẩn mực quốc tế và pháp luật của

một số nước về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên nhằm tạo ra cơ sở cho việc đánh giá mức độ tương thích và những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên;

4. Những kết quả nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở để Luận án tiến đến nghiên cứu đánh giá pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong Chương 2.

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN

LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM

2.1. Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên thành niên

2.1.1. Quá trình phát triển pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam giai đoạn trước Luật Thi hành án nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam giai đoạn trước Luật Thi hành án hình sự 2010

2.1.1.1. Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên giai đoạn trước Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993

Quá trình xây dựng, phát triển pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN luôn dựa trên nền tảng sự phát triển của pháp luật về THAPT. Ngay từ khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ và bảo vệ con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 40 ngày 29/3/1946 về bảo vệ tự do cá nhân, theo đó, những người bị giam cứu, người đã bị kết án tù, người bị cơ quan hành chính bắt giam đề phòng phải giam ở các đề lao của tỉnh hay trại giam do Bộ Nội vụ ấn định (Điều thứ 15). Như vậy, trong điều kiện khó khăn lúc bấy giờ, pháp luật chưa có sự phân biệt nơi giam đối với từng loại người có tính chất và địa vị pháp lý khác nhau. Đến năm 1950, pháp luật về THAPT có bước phát triển mới: Sắc lệnh số 150/SL ngày 07/11/1950 của Chủ tịch nước qui định “Phạm nhân phải giam giữ trong các trại giam để trừng trị và giáo hóa” (Điều 1). Qui định này đã khắc phục hạn chế nói trên, đồng thời đã xác định mục tiêu, nội dung chính của THAPT là trừng trị và giáo hóa phạm nhân.

Nhằm cụ thể hóa Sắc lệnh 150/SL, Nghị định số 181-NV6 ngày 12/6/1951 của Liên Bộ Nội vụ - Tư pháp đã ban hành Quy tắc trại giam gồm 3 chương, 60 điều, qui định cụ thể việc tổ chức giam giữ phạm nhân, phương pháp giáo hóa phạm nhân, các chế độ ăn uống, áo quần, thăm hỏi, vệ sinh, y tế đối với phạm nhân, trật tự và kỷ luật trại giam. Trong Quy tắc này, lần đầu tiên qui định của pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN đã xuất hiện: “Nếu có thể được, những phạm nhân thành án nên phân loại như sau và giam riêng: sơ phạm; phạm pháp nhiều lần;

phạm nhân dưới 18 tuổi; phạm nhân trên 55 tuổi; phạm nhân tàn tật” (Điều 9). Như

vậy, pháp luật đã khẳng định phạm nhân là NCTN là một loại người CHAPT đặc biệt, cần phân loại và tổ chức giam riêng, tách biệt với phạm nhân thành niên. Về mặt giáo dục phạm nhân, Nghị định số 181-NV6 đã hướng dẫn khá chi tiết: “Việc

giáo dục phạm nhân về phương diện tư tưởng, tư cách và nghề nghiệp phải được tổ chức trong mỗi trại bằng công tác lao động và đời sống tập thể” (Điều 5). Phương pháp giáo dục phạm nhân là: làm việc lao động để ý thức lao động cải tạo con người; tập cho quen sống tập thể, có tổ chức và có kỷ luật; học hỏi về cơng cuộc kháng chiến và kiến quốc hiện tại và tình hình quốc tế; học hỏi về chế độ dân chủ nhân dân và kiểm thảo việc thi hành Quy tắc trại giam (Điều 50). Tuy vậy, các chế độ CHAPT của phạm nhân là NCTN chưa phải là chế độ riêng, chưa có tính ưu tiên. Điều 4 qui định: “phạm nhân được ăn đủ theo mức sống thối thiểu cần thiết, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi địa phương”. Điều 5 qui định: “phạm nhân ai cũng được đọc sách báo, học tập về văn hóa, chính trị, hướng dẫn về các thủ công nghiệp, tăng gia sản xuất”. Trong thực tế, các chế độ đối xử, chế độ ăn uống, bảo đảm sức khỏe cho phạm nhân ở nhà giam vẫn chưa được thực hiện tốt, có nhiều người bị ốm yếu, trong đó có cả trẻ em từ 17 tuổi trở xuống73.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, tình hình kinh tế, xã hội khó khăn ở miền Bắc làm tăng nhanh các hoạt động tệ nạn, trộm cắp, phá rối trật tự của trẻ em hư. Ngày 14/1/1969, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 64-TH, qui định tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ 14 tuổi (từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ xử khi phạm tội nghiêm trọng), xác lập cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với trẻ em phạm tội. Tuy nhiên, thực tế trong thời kỳ này, biện pháp chủ yếu để xử lý vấn đề trẻ em

vi phạm pháp luật vẫn là đưa vào các Trường Giáo dục Thiếu niên hư74.

Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước ta ra đời, tiếp tục qui định tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ 14 tuổi (trong đó người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nghiêm trọng do cố ý75). Đồng thời, khoản 4 Điều 59 khẳng định: “Người chưa thành niên phạm tội phải được giam riêng”. Qui định này không mới so với Nghị định số 181-NV6 ngày 12/6/1951 nhưng nó được ghi nhận ở một văn bản có giá trị pháp lý rất cao (Bộ luật).

Năm 1988, BLTTHS đầu tiên của nước ta ra đời, ngoài việc tái khẳng định việc thực hiện chế độ giam giữ riêng đối với phạm nhân là NCTN, Điều 278 qui định thêm hai vấn đề mới: “Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)