Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989, “trẻ em là người dưới 18 tuổi”; ngay sau đó, Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước tự do 1990 qui định giải thích: “người chưa thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 57 - 59)

Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước tự do 1990 qui định giải thích: “người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”, tức thống nhất “người chưa thành niên” là trẻ em. Trong khi đó, Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam giới hạn độ tuổi trẻ em thấp hơn, là dưới 16 tuổi.

- Pháp luật THAPT phải qui định rõ các quyền và mức độ được hưởng các quyền đó của phạm nhân là NCTN (trong đó có các quyền trẻ em), như là:

+ Các quyền có liên quan đến việc tiếp nhận và giam giữ phạm nhân là NCTN: quyền được khám sức khỏe, được truyền đạt nội quy trại giam, quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được xem xét bố trí giam giữ phù hợp, an tồn và đạt lợi ích tốt nhất, chống tra tấn, phịng ngừa bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi…

+ Các quyền có liên quan đến việc giáo dục, học tập, lao động, sinh hoạt, chấp hành án và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của phạm nhân là NCTN: quyền được giáo dục, học tập, học nghề; quyền lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính; quyền được bảo đảm đời sống (về ăn uống, trang phục); quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền vui chơi, giải trí; quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền liên lạc, thăm gặp, nhận quà từ gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; quyền tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động, bày tỏ ý kiến…

- Qui định rõ ràng, cụ thể những điều cấm đối với những hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN.

- Qui định những việc bắt buộc cán bộ, cơ quan THAPT phải làm để mang lại lợi ích tốt nhất cho phạm nhân là NCTN.

- Qui định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN và những biện pháp nhằm phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền trẻ em, quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN.

- Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền trong THAHS, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và mối quan hệ, cơ chế thực thi mối quan hệ giữa các chủ thể có liên quan trong việc bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN trên thực tế.

Quán triệt nguyên tắc bảo đảm các quyền trẻ em, các quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN, trong việc hoàn thiện pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần chú ý rà soát, xác định những khác biệt giữa các quyền trẻ em, quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN với các quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân thành niên để trên cơ sở đó bổ sung, qui định rõ và đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN và cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp đó.

1.4. Chuẩn mực quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên phạt tù đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên

1.4.1. Chuẩn mực quốc tế về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên người chưa thành niên

1.4.1.1. Tác động của chuẩn mực quốc tế về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên đến pháp luật Việt Nam

Trong xu thế tồn cầu hóa và chủ động hội nhập hiện nay, chuẩn mực quốc tế, nhất là chuẩn mực quốc tế về quyền con người, do tính phổ quát của những giá trị tự nhiên, vốn có và khách quan của nó, có tác động đến pháp luật quốc gia với nhiều mức độ khác nhau và thúc đẩy nhu cầu bảo đảm tính tương thích của pháp luật quốc gia với chuẩn mực quốc tế.

Các chuẩn mực quốc tế chủ yếu được phản ánh trong các điều ước quốc tế được đông đảo các quốc gia tham gia và mức độ tác động của nó đến pháp luật quốc gia phụ thuộc vào tư cách thành viên của quốc gia đó đối với nó, đồng thời phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của nền pháp luật quốc gia, đường lối chính trị, chính sách đối ngoại của quốc gia và tính phổ quát của nội dung vấn đề mà điều ước qui định. Khi một quốc gia đã là thành viên của điều ước quốc tế, quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải “tơn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền pháp lý của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này” và phải “ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác, nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả các quyền được công nhận trong Công

ước này”32

. Việt Nam đã ban hành Luật Điều ước quốc tế năm 2016, theo Điều 3, Việt Nam luôn tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thực hiện theo nguyên tắc: không trái với Hiến pháp của Việt Nam; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN có liên quan trực tiếp đến nhiều nội dung của pháp luật quốc tế về quyền con người, như vấn đề quyền trẻ em, vấn đề cấm tra tấn, vấn đề quyền lao động, vấn đề các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân… Đối chiếu với các điều ước quốc tế về những vấn đề nói

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)