KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 157 - 163)

128 Ban hành theo Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG

1. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế,

pháp luật của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên tại Chương 1, nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam tại Chương 2, kết quả phân tích về những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, Chương 3 đã đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên;

2. Nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên có tính tồn diện, nhằm bảo đảm những đặc thù và khắc phục tất cả những tồn tại, hạn chế của pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên hiện nay, từ hệ thống nguyên tắc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên, các qui định về thủ tục thi hành án, tiếp nhận phạm nhân là người chưa thành niên vào trại giam, các chế độ quản lý giam giữ, giáo dục và các chế độ khác đối với phạm nhân là người chưa thành niên và các qui định về chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là người chưa thành niên;

3. Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên bao gồm một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên hiện nay, đó là: tổ chức thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở trại giam dành riêng; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục và tăng cường xã hội hóa để cải thiện các điều kiện sinh hoạt, học tập, lao động của phạm nhân là người chưa thành niên; tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; hoàn thiện cơ chế, chính sách, sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng để huy động sự tham gia của gia đình phạm nhân, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, tổ chức, đồn thể vào cơng tác thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; tăng cường hoạt động giám sát công tác thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.

KẾT LUẬN

Ngồi phần tổng quan tình hình nghiên cứu, với kết cấu gồm ba chương, luận án “Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam” đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có,

tiến hành phân tích một cách tồn diện, hệ thống những vấn đề lý luận, pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên và đạt được những kết quả sau đây:

- Luận án đã đưa ra khái niệm phạm nhân là người chưa thành niên, thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên để làm cơ sở cho toàn bộ nội dung nghiên cứu của Luận án. Luận án đã đi sâu phân tích cơ sở của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, đã phát hiện và lý giải thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên xuất phát từ quan điểm cơ bản về vai trò của pháp luật thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, từ chính sách thi hành án phạt tù và những qui định của Hiến pháp 2013 có liên quan đến phạm nhân là người chưa thành niên, đặc biệt là quan điểm, chính sách cốt lõi: bảo đảm các quyền trẻ em, những lợi ích tốt nhất dành cho phạm nhân là người chưa thành niên, ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phạm nhân là người chưa thành niên nhận thức và sửa chữa sai lầm, tiếp tục phát triển và trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Thông qua phân tích các đặc điểm và nguyên tắc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Luận án đã chỉ ra sự khác biệt của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên so với thi hành án phạt tù đối với phạm nhân thành niên và mối liên hệ giữa sự khác biệt đó với sự non nớt của phạm nhân là người chưa thành niên về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội, từ đó khẳng định thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên có những đặc thù riêng và chất lượng của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên phụ thuộc vào mức độ đáp ứng những đặc thù đó cả về mặt pháp luật và thực hiện pháp luật.

- Kết quả phân tích, đánh giá pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cho thấy cơng tác này có những hạn chế, bất cập nhất định, có thể tóm tắt như sau:

+ Chất lượng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên còn thấp, thể hiện qua các chỉ số so sánh với thi hành án phạt tù đối với phạm nhân thành niên về khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và đặc xá;

+ Phương thức tổ chức thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên có sự manh mún, dàn trải; các yếu tố nội tại của mơ hình tổ chức thi hành án phạt tù như đội ngũ cán bộ trại giam, hoạt động tổ chức thực hiện các chế độ giam giữ, chế độ giáo dục, các chế độ chấp hành án khác và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng chưa gắn kết chặt chẽ với nhau và thống nhất hướng đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên; chưa huy động mạnh mẽ sự tham gia của gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân vào hoạt động thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; cơ chế giám sát thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên chưa rõ ràng;

+ Chế độ giam giữ chưa giúp bảo vệ phạm nhân là người chưa thành niên trước những tác động phức tạp của môi trường đông đảo phạm nhân thành niên, chưa bảo đảm dành những lợi ích tốt nhất cho họ và chưa phân hóa được phạm nhân là người chưa thành niên để phục vụ việc giáo dục họ một cách hiệu quả;

+ Chế độ giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên chưa thực sự có chất lượng, cịn mang tính hình thức, chưa bảo đảm tính chất và mục đích giáo dục họ trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống;

+ Các chế độ chấp hành án khác chưa bảo đảm nguyên tắc bảo vệ, chăm sóc để phạm nhân là người chưa thành niên tiếp tục phát triển, chưa bảo đảm các quyền trẻ em, quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là người chưa thành niên;

+ Việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là người chưa thành niên chưa được thực hiện một cách chủ động, cịn hình thức và khơng thiết thực.

- Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong các nguyên nhân chủ quan, ngoài nguyên nhân do pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên chưa hồn thiện cịn do những nguyên nhân về điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, như: mơ hình quản lý, tổ chức thi hành án phạt tù ở trại giam dành cho phạm nhân thành niên không đáp ứng đặc thù của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên cịn yếu về trình độ, năng lực chuyên biệt; các hoạt động giáo dục chưa phù hợp với đặc điểm của phạm nhân là người chưa thành niên cả về nội dung, hình thức và phương pháp, điều kiện

sinh hoạt, học tập, lao động của phạm nhân là người chưa thành niên còn nhiều hạn chế; gia đình phạm nhân là người chưa thành niên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chưa nhận thức đúng đắn và chưa có ý thức tích cực tham gia vào cơng tác thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên theo trách nhiệm được qui định, đồng thời chưa có cơ chế để huy động sự tham gia này; hoạt động giám sát thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên chưa được quan tâm đúng mức.

- Xuất phát từ chính sách ưu tiên bảo vệ, chăm sóc, giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên, từ nguyên tắc bảo đảm những lợi ích tốt nhất cho phạm nhân là người chưa thành niên, nguyên tắc chủ yếu giáo dục, giúp đỡ phạm nhân là người chưa thành niên sửa chữa sai lầm, phát triển nhân cách lành mạnh và phấn đấu trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cần được hoàn thiện theo hướng: sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc đặc thù trong thi hành án hình sự đối với người chấp hành án là người chưa thành niên; sửa đổi chế độ giam giữ và tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở trại giam dành riêng; sửa đổi, bổ sung một số qui định trong chế độ giáo dục, các chế độ chấp hành án khác và việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là người chưa thành niên.

- Nhà nước cần quan tâm đầu tư, thiết lập trại giam dành riêng và xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách để tổ chức thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, đáp ứng đầy đủ những đặc thù của công tác này. Các hoạt động giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên cần được đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức và sự thiếu thiết thực, đồng thời gắn với việc tăng cường xã hội hóa để cải thiện điều kiện sinh hoạt, học tập, lao động của phạm nhân là người chưa thành niên, giảm sự phụ thuộc vào duy nhất nguồn lực nhà nước. Cần áp dụng những giải pháp phát huy vai trị của gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, bao gồm: tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cho những chủ thể này và hoàn thiện cơ chế, chính sách, sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng để huy động sự tham gia của những chủ thể này vào hoạt động thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. Tăng

cường hoạt động giám sát công tác thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.

Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ những đặc thù của hoạt động này, nhất là những đặc thù trong các yếu tố cơ bản: mơ hình quản lý, tổ chức thi hành án phạt tù, đội ngũ cán bộ, chế độ giam giữ, giáo dục, các chế độ chấp hành án khác và việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Những yếu tố này không tồn tại riêng rẽ, tách rời nhau mà có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất với nhau. Vì vậy, những giải pháp nói trên phải được thực hiện đồng bộ thì mới phát huy tối đa tác dụng, hiệu quả. Nếu được thực hiện, hai nhóm giải pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, bảo đảm mục đích của hình phạt, phịng ngừa những tội phạm chuyên nghiệp trong tương lai và trả lại cho xã hội một lực lượng lao động trẻ.

1. Nguyễn Quang Vũ, Võ Thị Kim Oanh (2013), “Một số vấn đề về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân”, Khoa học pháp lý, số 04(77)/2013, tr. 3-10.

2. Nguyễn Quang Vũ, Lê Thị Anh Nga (2016), “Vấn đề cấm tra tấn và việc hoàn thiện pháp luật thi hành án phạt tù”, Khoa học pháp lý, số 04(98)/2016, tr. 49-56.

3. Nguyễn Quang Vũ (2018), “Cơ sở khoa học của việc thành lập trại giam dành riêng cho phạm nhân chưa thành niên”, Khoa học pháp lý, số 01(113)/2018, tr. 47-52.

4. Nguyễn Quang Vũ (2018), “Hoàn thiện các chế độ đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi trong luật thi hành án hình sự”, Kỷ yếu hội thảo quốc

tế “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự”, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 107-124.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 157 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)