122 Số liệu chi tiết được phân tích tại tiểu mục 2.2.1
3.1.2. Hoàn thiện các nguyên tắc thi hành án hình sự và các qui định cấm trong thi hành án hình sự
trong thi hành án hình sự
- Mặc dù THAHS có nhiều nguyên tắc và mỗi nguyên tắc có những nội dung riêng của nó nhưng trong khn khổ của “Luật”, các nguyên tắc THAHS chưa thể được qui định chi tiết trong một chương độc lập. Hiện nay, các nguyên tắc THAHS (tên gọi từng nguyên tắc) được qui định tại Điều 4 Luật THAHS 2010, trong đó đã bao hàm các nguyên tắc THAPT đối với phạm nhân là NCTN. Cách qui định như vậy là hợp lý, không gây phức tạp trong lập pháp. Tuy nhiên, kết quả phân tích ở chương I (tiết 1.3) cho thấy các nguyên tắc THAPT đối với phạm nhân là NCTN chưa được qui định đầy đủ và rõ ràng. Do vậy, hệ thống các nguyên tắc THAHS tại Điều 4 cần được sửa đổi, bổ sung như sau:
+ Thứ nhất, bổ sung nguyên tắc “bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chấp hành án là người dưới 18 tuổi” vào khoản 5 Điều 4 và đặt ngay ở đầu đoạn văn, vì
nguyên tắc này là một nội dung mới trong chính sách hình sự của Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đã được ghi nhận trong BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 và cần được đồng bộ hóa trong Luật THAHS.
+ Thứ hai, sửa đổi, hoàn thiện về từ ngữ đối với nguyên tắc “thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội” đã qui định tại khoản 5 Điều 4, cụ thể là:
Đề xuất bổ sung từ “nhân cách” vào trước từ “lành mạnh” để tạo thành cụm từ có đầy đủ nghĩa là “phát triển nhân cách lành mạnh” (chỉ rõ đối tượng của sự phát triển là nhân cách của NCTN chứ không đơn thuần là phát triển thể chất);
Đề xuất thay thế cụm từ “người có ích cho xã hội” bằng cụm từ “người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống” để thống nhất với qui định về mục đích của hình phạt tại Điều 31 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 đồng thời tránh cách diễn đạt và cách hiểu theo hàm ý hạ thấp phẩm giá người chấp hành án.
+ Thứ ba, bổ sung nguyên tắc “bảo đảm các quyền con người, quyền trẻ em” vì đây là nội dung quan trọng đã được hiến định và phù hợp chuẩn mực quốc tế.
Phương án bổ sung cụ thể như sau: ở khoản 3 Điều 4, giữ nguyên nội dung “bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa” làm một nguyên tắc độc lập; phần còn lại tách riêng thành một khoản độc lập, trong đó thay thế cụm từ “tôn trọng nhân phẩm” bằng cụm từ “bảo đảm các quyền con người, quyền trẻ em” và ghép liền với cụm từ “quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án” tạo thành nội dung hoàn chỉnh
như sau: “3a. Bảo đảm các quyền con người, quyền trẻ em, quyền và lợi ích hợp
pháp của người chấp hành án”. Theo phương án này, quy định “bảo đảm quyền
con người” sẽ bao quát, đầy đủ hơn nội dung “tôn trọng nhân phẩm” của người chấp hành án, đồng thời bao hàm cả yêu cầu chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người đối với người chấp hành án, tương thích với yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984; nhấn mạnh chính sách bảo đảm “quyền trẻ em” trong THAHS đối với người chấp hành án là trẻ em; các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN chấp hành án đã được bao hàm trong nội dung “các quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án”; tạo ra sự độc lập của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong THAHS với tư cách là một nguyên tắc chung rất quan trọng.
Tổng hợp cả ba đề xuất (thứ nhất, thứ hai và thứ ba) nói trên, Điều 4 cần được qui định lại là:
Điều 4. Nguyên tắc thi hành án hình sự
… (giữ nguyên khoản 1, khoản 2)
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
3a. Bảo đảm các quyền con người, quyền trẻ em, quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
4. (giữ nguyên)
5. Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi phải bảo đảm những lợi ích
tốt nhất cho họ và chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát
triển nhân cách lành mạnh, trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và
các quy tắc của cuộc sống.
… (giữ nguyên các khoản tiếp theo của Điều 4).
- Xuất phát từ yêu cầu của Hiến pháp 2013 và của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984, Luật THAHS cần hoàn thiện các qui định cấm trong THAHS tại Điều 9. Theo đó, nội dung Điều 9 cần bổ sung thêm một khoản độc lập (khoản
11) để qui định cấm tra tấn, cụ thể là: “11. Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án”.