Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 110 - 120)

122 Số liệu chi tiết được phân tích tại tiểu mục 2.2.1

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Hoạt động THAHS tuy đã xuất hiện sớm trong lịch sử pháp luật Việt Nam nhưng do hoàn cảnh chiến tranh và trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, pháp luật THAHS ít có điều kiện được quan tâm củng cố, phát triển. Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, hoạt động THAHS ngay lập tức đứng trước những đòi hỏi thúc bách của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là lĩnh vực sớm diễn ra các hoạt động hợp tác quốc tế và có nhu cầu hội nhập nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng pháp luật THAHS, trong đó có pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định, như là: về cơ bản Luật THAHS 2010 chỉ tổng hợp những văn bản dưới luật đã có trong lĩnh vực THAHS, chưa đầy đủ, hệ thống, cụ thể (là đạo luật ban hành lần đầu) và phải tiếp tục được hướng dẫn, bổ

sung bằng rất nhiều văn bản dưới luật, dẫn đến tình trạng nội dung manh mún, thậm chí khơng tương thích với qui định của luật khác; chưa có điều kiện nghiên cứu xã hội hóa hoạt động THAPT ở phạm vi, mức độ hợp lý nên gây ra gánh nặng cho nhà nước vì phải bao cấp gần như tồn bộ hoạt động THAPT; chưa có điều kiện nội luật hóa những chuẩn mực quốc tế về THAPT đối với phạm nhân là NCTN.

- Sự gia tăng nhanh chóng số lượng phạm nhân và những vấn đề phức tạp mới phát sinh ở các trại giam trong những năm gần đây dẫn đến nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ công tác giam giữ, tổ chức học tập, lao động, học nghề và giáo dục phạm nhân là NCTN. Mặc dù BCA đã tăng cường đầu tư nâng cấp, xây dựng thêm trại giam, phân trại giam… nhưng đến năm 2018 bình qn diện tích sàn

nằm chỉ ở mức 1,6m2/phạm nhân. Bên cạnh đó, diện phạm nhân phải giam giữ riêng

như phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam… cũng gia tăng và có những hoạt động chống đối nguy hiểm, manh động, kích động đơng phạm nhân tham gia… càng làm cho môi trường trại giam phức tạp và căng thẳng hơn. Trong điều kiện rất khó khăn về số lượng nhà giam, buồng giam và áp lực bảo đảm an ninh, an toàn trại giam trước những diễn biến phức tạp của tình hình phạm nhân, các trại giam có phạm nhân là NCTN chưa thể quán triệt thực hiện chính sách ưu tiên bảo vệ, chăm sóc, giáo dục phạm nhân là NCTN, chưa bảo đảm yêu cầu phân hóa và giam giữ riêng phạm nhân là NCTN để thống nhất phục vụ mục đích giáo dục đối với họ. Từ đó, chất lượng giáo dục phạm nhân là NCTN cũng giảm sút.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, pháp luật hiện hành về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập

Thi hành án phạt tù luôn dựa trên nền tảng pháp luật về THAPT và chất lượng, hiệu quả của nó trước hết phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện pháp luật (với tư cách là sản phẩm chủ quan của nhà làm luật). Những hạn chế của THAPT đối với phạm nhân là NCTN hiện nay trước hết bắt nguồn từ tình trạng thiếu tính hệ thống, đầy đủ và phù hợp của pháp luật hiện hành về lĩnh vực này, cụ thể là:

- Một là, các nguyên tắc THAHS chưa được qui định đầy đủ, tách bạch, rõ

ràng, nhất là các nguyên tắc đặc thù đối với người chấp hành án là NCTN, chưa quán triệt xuyên suốt trong toàn bộ các qui định cụ thể của luật THAHS và gây khó khăn cho nhận thức, áp dụng pháp luật.

Dựa trên lý luận về nguyên tắc THAPT đối với phạm nhân là NCTN, có thể thấy Điều 4 Luật THAHS 2010 chưa qui định nguyên tắc bảo đảm những lợi ích tốt nhất cho người chấp hành án là NCTN, nguyên tắc bảo đảm quyền trẻ em, quyền con người trong THAHS. Những hạn chế này đã kéo theo nhiều thiếu sót, bất cập trong các qui định cụ thể của Luật THAHS, như: địa vị pháp lý của phạm nhân chưa được qui định cụ thể và rõ ràng; chưa có qui định về cấm tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phạm nhân123; qui định cho phép kiểm duyệt thư, điện tín của phạm nhân trong mọi trường hợp, làm hạn chế việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân, phạm nhân là NCTN có thể do sợ mà khơng dám khiếu nại, tố cáo. Những thiếu sót, bất cập nêu trên đã tác động đến việc phân hóa và giam giữ phạm nhân là NCTN, việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong quá trình CHAPT và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đối với họ.

- Hai là, luật THAHS chưa qui định rõ những điều kiện, tiêu chuẩn đặc thù đối với cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân là NCTN.

Xuất phát từ chính sách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên, THAPT đối với phạm nhân là NCTN đặt ra nhiều yêu cầu đặc thù, trong đó vấn đề phẩm chất, năng lực chuyên biệt của người trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân là NCTN là rất quan trọng. Thực trạng luật THAHS Việt Nam chỉ qui định điều kiện chung đối với người làm công tác THAHS (tại khoản 2 Điều 144) và điều kiện về trình độ của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở trại giam (tại khoản 4 Điều 16) mà chưa qui định cụ thể những điều kiện, tiêu chuẩn đối với cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân là NCTN. Từ thiếu sót này, trong áp dụng pháp luật, cơ quan THAPT đã thiếu sự quan tâm đối với vấn đề chuẩn hóa đội ngũ cán bộ để đáp ứng những đặc thù của THAPT đối với phạm nhân là NCTN. Ngay cả trong công tác đào tạo cán bộ chiến sĩ làm công tác THAPT cũng chưa xây dựng được chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp, bảo đảm tính chun biệt hóa, chun sâu hóa những nội dung liên quan đến THAPT đối với phạm nhân là NCTN để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chiến sĩ làm công tác THAPT.

- Ba là, các qui định về thủ tục thi hành án, tiếp nhận người chưa thành niên CHAPT chưa hoàn thiện, thời hạn chưa rõ ràng, thủ tục chưa đầy đủ và có thiếu sót về kỹ thuật lập pháp nên gây khó khăn cho áp dụng pháp luật và không bảo đảm nguyên tắc tôn trọng, thi hành và chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của

123

Xem thêm: Nguyễn Quang Vũ, Lê Thị Anh Nga (2016), “Vấn đề cấm tra tấn và việc hoàn thiện pháp luật thi hành án phạt tù”, Khoa học pháp lý, số 04(98)/2016, tr. 49-56.

Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Luật THAHS chưa qui định cụ thể các tài liệu phản ánh hồn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, nhân thân, kết quả học tập ở nhà trường… đối với hồ sơ tiếp nhận NCTN vào trại giam CHAPT nên đã gây khó khăn cho cơng tác chăm sóc, giáo dục phạm nhân là NCTN ngay từ bước khởi đầu.

- Bốn là, chế độ giam giữ phạm nhân là NCTN chưa thực sự phù hợp so với

yêu cầu của chính sách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nguyên tắc bảo đảm những lợi ích tốt nhất cho phạm nhân là NCTN và các chuẩn mực quốc tế.

Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là NCTN có đặc thù phải quan tâm bảo vệ, chăm sóc, dành những lợi ích tốt nhất cho họ và tập trung thực hiện mục đích giáo dục họ trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Do đối tượng giáo dục là NCTN nên cần bảo đảm điều kiện để họ tiếp tục phát triển thể chất một cách bình thường, được tiếp tục học tập, tiếp thu những tri thức phổ thơng (cần có ở mỗi người) và được sống, lao động, sinh hoạt trong môi trường lành mạnh và thân thiện, hạn chế tính chất giam cầm và những tác động tiêu cực từ mơi trường đơng đảo phạm nhân thành niên. Vì vậy, đối với phạm nhân là NCTN, chế độ giam giữ phải gắn liền và thống nhất với chế độ giáo dục và các chế độ chấp hành án khác, hướng vào phục vụ mục đích giáo dục. Hiện nay, mặc dù Luật THAHS qui định phải giam giữ riêng đối với phạm nhân là NCTN nhưng cách thức tổ chức giam giữ vẫn dựa trên qui định chung tại Điều 27 tạo ra sự dàn trải ở cả hai khu giam giữ trong trại giam, không giúp hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện giam giữ mang nặng tính giam cầm và tính phức tạp của mơi trường trại giam có đơng đảo phạm nhân thành niên, gây trở ngại cho việc phân hóa phạm nhân là NCTN để phục vụ công tác giáo dục, đồng thời cịn gây khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ giam giữ phạm nhân. Vì vậy, chế độ giam giữ phạm nhân là NCTN hiện nay vẫn chưa bảo đảm chính sách ưu tiên bảo vệ, chăm sóc, dành những lợi ích tốt nhất cho họ và gắn kết, phục vụ các chương trình giáo dục đối với họ.

- Năm là, một số chế độ đối với phạm nhân là NCTN chưa được qui định rõ

ràng, cụ thể, còn mang tính khẩu hiệu, định tính nên khó thực hiện hoặc thực hiện một cách hình thức, chất lượng khơng cao, các quyền trẻ em, quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN chưa thực sự được bảo đảm. Do chế độ lao động của phạm nhân chưa nhấn mạnh mục đích và tính chất giáo dục nên trong thực hiện pháp luật cịn nặng về tính chất lao động sản xuất nhằm chủ yếu hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Kết quả lao động được coi là một tiêu chuẩn quan trọng trước tiên trong việc đánh giá, xếp loại CHAPT và khen thưởng phạm nhân. Điều này rõ ràng

không phù hợp với đặc thù phạm nhân là NCTN có những hạn chế về sức khỏe, khả năng lao động và họ phải tập trung học tập nhiều hơn là lao động. Qui định về thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác “phù hợp với đặc điểm của người chưa thành niên” (khoản 3 Điều 52) là qui định mang tính khẩu hiệu, chưa cụ thể, rõ ràng để có thể áp dụng trong thực tế. Các qui định về chế độ ăn, ở, sinh hoạt trong buồng giam, phòng chống dịch bệnh… đối với phạm nhân là NCTN cũng tồn tại nhiều bất cập. Nhu cầu đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của phạm nhân chưa được pháp luật điều chỉnh. Các chế độ chấp hành án đối với phạm nhân là NCTN vừa phản ánh địa vị pháp lý của họ vừa có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, chăm sóc, giúp họ phát triển thể chất, nâng cao trí lực, tinh thần và giáo dục điều chỉnh hành vi ứng xử một cách chuẩn mực và tích cực ở phạm nhân là NCTN. Vì thế, những hạn chế của các chế độ chấp hành án là một nguyên nhân làm giảm chất lượng của THAPT đối với phạm nhân là NCTN.

- Sáu là, vấn đề chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là NCTN

chưa được luật THAHS qui định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng. Luật THAHS 2010 chưa có điều luật độc lập để tập trung qui định về chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân (tư tưởng chỉ đạo, nội dung, biện pháp, cơ chế thực hiện) và chưa đặt ra yêu cầu phải quan tâm chuẩn bị tái hịa nhập cộng đồng ngay trong q trình phạm nhân CHAPT nên trong thực tiễn, các hoạt động chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân bị thụ động, chỉ được khởi động trong giai đoạn sắp hết thời hạn chấp hành án phạt tù.

Thứ hai, một số điều kiện thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên chưa được bảo đảm

- Một là, THAPT đối với phạm nhân là NCTN chưa được tổ chức thực hiện với tư cách là một hoạt động đặc thù và theo chính sách ưu tiên. Trong điều kiện THAPT đối với phạm nhân là NCTN chưa tách biệt và cịn đặt trong mơ hình chung của THAPT đối với phạm nhân thành niên, chính sách ưu tiên bảo vệ, chăm sóc trẻ em và dành những lợi ích tốt nhất cho NCTN khơng có điều kiện để được bảo đảm trên thực tế. Trong mỗi mơ hình tổ chức THAPT nhất định, những yếu tố nội tại của nó như tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, việc thực hiện chế độ giam giữ, chế độ giáo dục, các chế độ chấp hành án khác và việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân có mối quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau, phù hợp với tính chất và mục đích của mơ hình đó. Mơ hình THAPT đối với phạm nhân thành niên mang

đặc trưng đáp ứng yêu cầu kết hợp trừng trị với giáo dục và cải tạo phạm nhân, còn THAPT đối với phạm nhân là NCTN có đặc thù tập trung bảo vệ, chăm sóc, tạo điều kiện cho họ tiếp tục phát triển thể chất, trí lực, tinh thần và giáo dục họ thành người biết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, đạo đức xã hội (chưa đến mức phải đấu tranh cải tạo). Đối với phạm nhân là NCTN, không phải trại giam chỉ đơn thuần tổ chức tách họ ra, không giam giữ chung với phạm nhân thành niên là đạt yêu cầu mà chế độ giam giữ riêng đối với phạm nhân là NCTN phải phục vụ các hoạt động giáo dục, mang tính giáo dục và phải đi liền với một loạt các vấn đề khác: đội ngũ cán bộ chuyên biệt, điều kiện cơ sở vật chất phù hợp để phục vụ việc thực hiện chế độ giáo dục và các chế độ chấp hành án khác, tích cực chuẩn bị tái hịa nhập cộng đồng cho phạm nhân là NCTN. Do vậy, việc đưa phạm nhân là NCTN vào CHAPT ở các trại giam dành cho phạm nhân thành niên là không phù hợp và chất lượng của THAPT tất yếu sẽ thấp.

- Hai là, đội ngũ cán bộ làm công tác THAPT đối với phạm nhân là NCTN

có những hạn chế nhất định cả về nhận thức, ý thức và năng lực chuyên môn quản lý giam giữ, giáo dục, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là NCTN.

Trước những khó khăn, căng thẳng và nguy hiểm trong công tác THAPT, một số cán bộ trại giam vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng cũ, coi nhẹ việc bảo đảm quyền trẻ em, quyền con người của người CHAPT, có lối suy nghĩ giản đơn, muốn trừng phạt người phạm tội, không tin vào khả năng giáo dục phạm nhân là NCTN trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Từ đó, họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò, ý nghĩa của các qui định của pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN nên chấp hành và thi hành pháp luật không nghiêm, hiệu lực, hiệu quả áp dụng pháp luật bị giảm sút.

Đa số cán bộ quản giáo, cán bộ giáo dục trực tiếp tham gia quản lý, giáo dục phạm nhân là NCTN đều chưa được bố trí đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về tâm lý của phạm nhân là NCTN và công tác giáo dục phạm nhân là NCTN. Do đó, về cơ bản họ áp dụng những phương pháp, cách thức quản lý, giáo dục đối với phạm nhân là NCTN tương tự như với phạm nhân thành niên; nếu có sự khác biệt nào đó thì chỉ là kết quả của sự tự rút kinh nghiệm bản thân theo kiểu “nghề dạy nghề”. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tổ chức điều kiện sinh hoạt, hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí, đọc sách báo ở thư viện… cho phạm nhân là NCTN chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý của họ, để phạm nhân là NCTN rơi vào nếp sinh hoạt tẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)