128 Ban hành theo Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
3.1.6. Hoàn thiện địa vị pháp lý và các chế độ đối với phạm nhân là người chưa thành niên
chưa thành niên
Qui định quyền và nghĩa vụ của phạm nhân:
Hiến pháp 2013 khẳng định các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội “được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14). Phạm nhân đang CHAPT trong trại giam đương nhiên có địa vị pháp lý hạn chế nhất định nhưng sự hạn chế đó cần được luật định. Do vậy, chương III (Thi hành án phạt tù) của Luật THAHS cần có điều luật trực tiếp qui định về các quyền, nghĩa vụ của phạm nhân. Điều luật độc lập
này nên được đặt ngay trước các điều luật về chế độ giam giữ, giáo dục, chấp hành án của phạm nhân với nội dung:
- Phạm nhân có các quyền:
+ Được phổ biến nội quy CHAPT, các quyền và nghĩa vụ của mình;
+ Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; + Lao động, học tập, học nghề;
+ Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giữ gìn bản sắc, thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của Luật này;
+ Gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu một cách hợp pháp; + Gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân;
+ Tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự theo qui định của pháp luật;
+ Kết hôn theo qui định của pháp luật hơn nhân và gia đình; + Khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật;
+ Hưởng các quyền con người, quyền công dân khác nếu không bị hạn chế bởi luật THAHS hoặc luật khác có liên quan, trừ trường hợp không thể thực hiện được quyền đó do tình trạng đang CHAPT tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
+ Được trả tự do khi hết thời hạn CHAPT hoặc theo quyết định của người có thẩm quyền.
- Phạm nhân có các nghĩa vụ: chấp hành bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật; chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong THAHS; chấp hành nội quy và các tiêu chuẩn thi đua CHAPT, các qui định của luật THAHS và pháp luật có liên quan; chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân.
Hoàn thiện các chế độ đối với phạm nhân là người chưa thành niên:
Các chế độ chấp hành án đối với phạm nhân là NCTN không chỉ phản ánh chính sách THAPT, các nguyên tắc đặc thù của THAPT đối với phạm nhân là NCTN mà cịn là sự chi tiết hóa các quyền, nghĩa vụ của phạm nhân là NCTN. Kết quả nghiên cứu tại chương II của Luận án đã chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục và bổ sung trong các chế độ này. Các chế độ lao động, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, nhận quà đối với phạm nhân là NCTN cần được hoàn thiện theo hướng tiếp
tục qui định cụ thể hơn các quyền của phạm nhân, hạn chế những qui định định tính. Đối với những vấn đề có liên quan đến lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN thì cần tạo ra mức sàn tối thiểu phải đạt được. Những qui định có tính chất “điều kiện” mà nội dung q chi tiết, dài dịng thì khơng nhất thiết đưa vào trong Luật mà nên để Chính phủ, Bộ Cơng an ban hành văn bản hướng dẫn. Các đề xuất cụ thể như sau:
- Về chế độ lao động:
Khoản 3 Điều 51 đã qui định “Phạm nhân là người chưa thành niên được lao động ở khu vực riêng và phù hợp với độ tuổi; không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại”, nhưng cần bổ sung qui định về điều kiện đối với địa điểm lao động riêng và giới hạn thời gian lao động của phạm nhân là NCTN: Khu vực lao động của phạm nhân là người dưới 18 tuổi phải bảo đảm những điều kiện về cảnh quan, diện tích, vệ sinh mơi trường, mức độ bụi, tiếng ồn, độ rung theo qui định của Chính phủ. Thời gian lao động, học tập, học nghề của phạm nhân là người dưới 18 tuổi không quá 40 giờ trong 01 tuần.
- Về chế độ học tập, học nghề:
Đối với phạm nhân là NCTN, phải thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Do đó, khoản 2 Điều 51 cần bổ sung qui định: phạm nhân là người dưới 18 tuổi đã thôi học
hoặc bỏ học giữa chừng chương trình trung học cơ sở thì trại giam căn cứ vào hồ sơ, học bạ để quyết định tiếp tục tổ chức dạy văn hóa đối với họ cho đến khi hoàn thành bậc trung học cơ sở.
- Về chế độ ăn ở, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe và liên lạc:
+ Qui định về chế độ ăn của phạm nhân là NCTN tại khoản 1 Điều 52 cần sửa đổi, bổ sung như sau: thay thế cụm từ “được tăng thêm về thịt, cá” bằng cụm từ “được tăng thêm các thành phần dinh dưỡng”… để bảo đảm phạm nhân là NCTN được tăng cường đồng bộ các chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ) trong bữa ăn hàng ngày; đồng thời, mức tăng định lượng phải chuyển từ cách qui định mức trần “không quá 20% so với định lượng” sang cách qui định mức sàn
“tối thiểu 20% so với định lượng” để bảo đảm ưu tiên chăm sóc, giúp phạm nhân là
NCTN phát triển thể chất một cách bình thường và tạo ra điều kiện áp dụng pháp luật ổn định lâu dài trong xu hướng kinh tế đất nước ngày một phát triển hơn.
+ Chế độ ở đối với phạm nhân là NCTN tại Điều 52 cần qui định rõ diện tích
+ Qui định về chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là NCTN tại khoản 3 Điều 52 Luật THAHS 2010 cịn mang tính khẩu hiệu, định tính; do đó cần bổ sung theo hướng khẳng định: “Chính phủ qui định chi tiết điều kiện về diện tích, tiêu chuẩn trang thiết bị
của khu vui chơi, sân thể thao, điều kiện về thiết kế kiến trúc, thiết bị, sách báo, tài liệu phục vụ đối với thư viện trại giam”. Dựa trên qui định này, BCA sẽ tiếp tục
tham mưu, ban hành văn bản hướng dẫn luật một cách cụ thể, phù hợp.
Hoàn thiện một số qui định khác áp dụng chung đối với phạm nhân:
- Về chế độ lao động của phạm nhân: Điều 29 Luật THAHS 2010 cần dành khoản 1 để qui định một số nội dung có tính chất ngun tắc về tổ chức lao động cho phạm nhân trước khi đi vào các qui định cụ thể (mà Điều 29 hiện đã qui định) ở các khoản tiếp theo của điều luật. Các qui định mang tính nguyên tắc về chế độ lao động của phạm nhân bao gồm: Trại giam tổ chức lao động để giáo dục cải tạo phạm nhân thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; Phạm nhân có nghĩa vụ lao động để tự giáo dục cải tạo; Bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và giới tính, phù hợp với mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục phạm nhân; Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân trong thực hiện chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho phạm nhân ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù.
- Về chế độ học tập, học nghề: Để tạo điều kiện cho trại giam tổ chức việc
học tập, học nghề cho phạm nhân một cách linh hoạt, khai thác tối ưu điều kiện cơ sở vật chất hiện có trong điều kiện phải tổ chức học tập, học nghề cho hàng nghìn phạm nhân, tại khoản 1 Điều 28, câu “phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học
tập, học nghề…” cần sửa đổi lại là: “Thời gian phạm nhân học tập, học nghề mỗi tuần 02 buổi, mỗi buổi 04 giờ và được nghỉ ngày chủ nhật, lễ, tết theo qui định của pháp luật”. Dựa trên qui định này, các trại giam có thể tùy điều kiện thực tế mà luân phiên dành 02 buổi trong tuần cho phạm nhân nghỉ lao động để học tập, học nghề và tối ưu hóa việc sử dụng cơ sở vật chất phục vụ học tập, học nghề hiện có.
- Bổ sung điều luật qui định về đánh giá, xếp loại CHAPT:
Nghiên cứu chế độ giáo dục phạm nhân cho thấy việc phát động phạm nhân thi đua CHAPT và theo dõi, đánh giá kết quả, xếp loại CHAPT là một hoạt động quan trọng, được tiến hành thường xuyên hàng tuần, là biểu hiện cụ thể của kết quả
giáo dục phạm nhân, trở thành một căn cứ để khen thưởng, xét hưởng ưu tiên trong một số chế độ, xét đề nghị giảm thời hạn CHAPT, đặc xá, để phân loại phạm nhân trong cơng tác giam giữ. Do tính chất quan trọng của hoạt động này, Luật THAHS cần thể chế hóa bằng một điều luật độc lập:
Điều xx. Đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù
1. Trong thời gian CHAPT, định kỳ tuần, tháng, quý, sáu tháng, năm, phạm nhân được đánh giá kết quả CHAPT theo các tiêu chuẩn thi đua CHAPT và xếp loại theo mức: tốt, khá, trung bình, kém.
2. Chính phủ qui định chi tiết Điều này.
- Bổ sung căn cứ khen thưởng phạm nhân: Khoản 1 Điều 36 Luật THAHS 2010 đã qui định về khen thưởng phạm nhân, trong đó căn cứ khen thưởng là “phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, có thành tích trong lao động hoặc lập cơng”. Qui định này chưa phù hợp với đặc thù phạm nhân là NCTN do những hạn chế về sức khỏe nên tham gia lao động có giới hạn và chủ yếu là học tập, rèn luyện. Để đánh giá đúng kết quả phấn đấu rèn luyện của phạm nhân là NCTN, khoản 1 Điều 36 cần được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Trong thời gian CHAPT,
phạm nhân chấp hành tốt nội quy CHAPT, có thành tích trong lao động, học tập,
rèn luyện hoặc lập cơng thì được khen thưởng…”.
- Về chế độ ăn ở, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe và liên lạc:
+ Bổ sung thêm “dầu ăn” trong danh mục thực phẩm qui định tại khoản 1 Điều 42 để bảo đảm chế độ ăn của phạm nhân có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng (qui định hiện hành chưa có chất béo).
+ Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của phạm nhân tại Điều 44 cần được sửa đổi theo hướng mở để vận động xã hội hóa, giảm phụ thuộc vào duy nhất nguồn lực nhà nước. Theo đó, khoản 1 Điều 44 cần bổ sung thêm qui định sau đây vào đoạn cuối: “Khuyến khích thân nhân của phạm nhân, cơ
quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ trại giam trong việc đầu tư nâng cấp chất lượng các trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện phục vụ hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí của phạm nhân”.
+ Bổ sung qui định về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của phạm nhân. Điều 44 cần bổ sung thêm khoản 3 với nội dung như sau: “3. Phạm nhân theo tôn giáo
được sử dụng kinh sách trong buồng giam, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tơn giáo theo pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo và phù hợp với điều kiện quản lý, giam giữ.
+ Về chăm sóc y tế, khoản 4 Điều 48 đã qui định “phạm nhân nghiện ma túy được trại giam tổ chức cai nghiện”, nhưng chưa có cơ chế để kiểm tra, phát hiện phạm nhân nghiện và tổ chức cai nghiện cho họ, làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống ma túy trong trại giam. Do đó, điều khoản này cần được bổ sung qui định như sau: “Trại giam phải thường xuyên áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp
thời phát hiện, xử lý mọi hành vi vi phạm nội quy trại giam, vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy và tổ chức cai nghiện cho phạm nhân nghiện ma túy”.
+ Về liên lạc của phạm nhân, theo Điều 47 Luật THAHS 2010, mọi thư, điện tín của phạm nhân cả chiều đi và chiều đến đều bị kiểm tra, kiểm duyệt bởi trại giam. Cơ chế này không bảo đảm điều kiện khách quan, vơ tư và an tồn cho phạm nhân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Do đó, cần sửa đổi khoản 1 Điều 47 theo hướng: đối với thư giữa phạm nhân với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp quân khu, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện (ghi rõ người gửi và người nhận ngồi bì thư) thì Giám thị khơng được quyền kiểm tra, kiểm duyệt. Chi tiết sửa đổi khoản 1 Điều 47 như sau:
Điều 47. Chế độ liên lạc của phạm nhân
1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư; trường hợp cấp bách thì
được gửi điện tín. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan THAHS Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận, trừ thư của phạm nhân gửi cho Viện kiểm sát. Viện
kiểm sát chỉ tiếp nhận đơn thư của phạm nhân có nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý, giáo dục phạm nhân; nếu đơn thư có nội dung khác phải chuyển trả lại cho Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan THAHS Công an cấp huyện kiểm tra.
Nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 47 như trên sẽ tạo ra cơ chế để phạm nhân mạnh dạn thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, góp phần làm cho hoạt động THAPT minh bạch và dân chủ hơn.