Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 148 - 152)

128 Ban hành theo Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.4. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên

đối với phạm nhân là người chưa thành niên

Cơ sở của giải pháp:

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong tổ chức thi hành pháp luật, giúp đưa pháp luật vào đời sống xã hội. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nêu rõ: “… đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; khơng ngừng

nâng cao trình độ dân trí pháp lý, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho mọi người dân…”. Tham gia THAPT đối với phạm nhân là NCTN khơng

chỉ có cơ quan THAPT mà cịn có nhiều chủ thể khác. Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN hiện nay còn nhiều hạn chế, nhất là tuyên truyền, giáo dục đối với gia đình của phạm nhân là NCTN, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư nơi có NCTN phạm tội. Tồn tại tình trạng gia đình của phạm nhân là NCTN, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư chưa nhận thức được trách nhiệm tham gia giáo dục phạm nhân là NCTN đang CHAPT trong trại giam, có tư tưởng bỏ mặc, giao phó trách nhiệm giáo dục phạm nhân là NCTN cho trại giam và không quan tâm đến tương lai của cuộc sống người CHAPT sau khi được trả tự do. Nếu công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được thực hiện tốt, vai trò của họ trong THAPT đối với phạm nhân là NCTN sẽ được phát huy.

Đối tượng và chủ thể tuyên truyền, giáo dục:

- Giải pháp này chỉ tập trung đề cập đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cho các đối tượng: gia đình của phạm nhân là NCTN, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể, nhà trường và cộng đồng dân cư nơi có NCTN phạm tội.

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cho các đối tượng khác (cán bộ chiến sĩ làm công tác THAPT, phạm nhân là NCTN) đã được tích hợp trình bày ở giải pháp tại mục 3.2.2 và 3.2.3 của Luận án.

- Chủ thể tiến hành tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cho các đối tượng nêu trên là: cơ quan Quản lý THAHS, cơ quan THAPT, cơ quan THAHS các cấp, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà nòng cốt là lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị trấn.

Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục:

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN của các đối tượng tuyên truyền, giáo dục.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, thúc đẩy các đối tượng được tuyên truyền, giáo dục tự giác, tích cực và nổ lực tham gia giáo dục phạm nhân là NCTN đang CHAPT tại trại giam, quan tâm chuẩn bị đón nhận

NCTN chấp hành xong án phạt tù và làm tốt việc giúp họ ổn định cuộc sống, tái hịa nhập cộng đồng, góp phần hạn chế tình trạng tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Nội dung cần tập trung tuyên truyền, giáo dục:

Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN phải cụ thể và có sự chọn lọc cho phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền, giáo dục. Đối với gia đình của phạm nhân là NCTN, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể, nhà trường và cộng đồng dân cư nơi có NCTN phạm tội, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục những nội dung sau đây:

- Tuyên truyền, giáo dục về sự cần thiết và trách nhiệm tham gia giáo dục phạm nhân là NCTN của gia đình phạm nhân, các tổ chức, đồn thể, nhà trường và cộng đồng dân cư nơi có NCTN phạm tội theo qui định của pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN.

- Tuyên truyền, vận động gia đình phạm nhân, các doanh nghiệp, nhà trường, các cơ quan, tổ chức và cá nhân (nhất là người, tổ chức làm từ thiện) thực hiện trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ hoạt động THAPT đối với phạm nhân là NCTN theo qui định của pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN.

- Tuyên truyền, giải thích về các chế độ đối với phạm nhân là NCTN.

Biện pháp tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật:

- Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN được triển khai thực hiện dựa trên cơ sở các cơ chế, trách nhiệm và quan hệ phối hợp theo qui định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012.

- Cơ quan Quản lý THAHS chuẩn hóa các tài liệu tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN, bao gồm:

+ Tài liệu dành cho trại giam, cơ quan THAHS các cấp, chính quyền cấp cơ sở. Tài liệu này được thiết kế dưới hình thức sách, có nội dung gồm hai phần: phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN và phần nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

+ Tài liệu dành cho đối tượng được tuyên truyền, giáo dục. Tài liệu này được thiết kế dưới nhiều hình thức sách, báo, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp… với những nội dung chuyên sâu để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cho từng đối tượng cụ thể: gia đình của phạm nhân là NCTN, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, nhà trường và cộng đồng dân cư. Các tài

liệu này phải được biên soạn xúc tích, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, có tính trực quan cao, phù hợp với đối tượng tuyên truyền.

- Các chủ thể tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN tùy điều kiện cụ thể, đặc điểm tình hình của đơn vị, địa phương để tiến hành tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả, trong đó chú trọng một số hình thức sau đây:

+ Trại giam (trực tiếp là cán bộ quản giáo) bố trí thời gian để gặp gỡ thân nhân của phạm nhân khi họ đi thăm gặp nhằm trao đổi thông tin về việc CHAPT của phạm nhân là NCTN, nắm bắt hồn cảnh gia đình, tâm tư, tình cảm gia đình phạm nhân với phạm nhân, đặc điểm tâm lý cần chú ý của phạm nhân là NCTN và giải thích, vận động, hướng dẫn thân nhân tích cực thực hiện trách nhiệm tham gia giáo dục phạm nhân, tham gia hỗ trợ trại giam trong THAPT đối với phạm nhân là NCTN (nếu điều kiện cho phép) theo qui định của pháp luật.

+ Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị trấn phụ trách địa bàn dân cư trực tiếp tuyên truyền, giáo dục cho những hộ gia đình có con em là phạm nhân là NCTN đang CHAPT trong trại giam.

+ Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị trấn phụ trách địa bàn dân cư tuyên truyền, giáo dục thông qua các cuộc họp, sinh hoạt của cụm dân cư.

+ Cảnh sát THAHS các cấp, Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị trấn phụ trách địa bàn dân cư thơng qua lực lượng quần chúng nịng cốt ở địa bàn cơ sở, những người có uy tín, chức sắc tơn giáo, láng giềng tốt… để tác động chuyển hóa tư tưởng của những gia đình bỏ rơi, khơng quan tâm giữ liên hệ và giáo dục con em là phạm nhân là NCTN đang CHAPT trong trại giam.

+ Cơ quan Quản lý THAHS, cơ quan THAHS Công an các cấp, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiến hành tuyên truyền, giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: qua trang thông tin điện tử, sử dụng tranh tuyên truyền, hệ thống loa truyền thanh tại địa phương, thực hiện các chương trình truyền hình hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao có sự tham gia của phạm nhân là NCTN, tổ chức các hoạt động giao lưu, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt có sự tham gia nói chuyện, trao đổi ý kiến của những cá nhân, tổ chức hoạt động từ thiện, những người đã từng hoặc đang là phạm nhân là NCTN đã tiến bộ và thân nhân của họ, những cán bộ quản giáo, giáo dục xuất sắc tại trại giam… nhằm tạo ra và định hướng dư luận xã hội một cách tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 148 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)