Theo các Điều từ 42 đến 46 của Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước tự do 1990.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 65 - 67)

1.4.2. Pháp luật của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên nhân là người chưa thành niên

1.4.2.1. Pháp luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên

Mặc dù Trung Quốc là nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về chính trị và hệ thống tư pháp hình sự nhưng pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN vẫn có nhiều khác biệt.

Theo BLHS Trung Quốc61, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi

trở lên, trong đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội nhất định theo luật định (theo Điều 17). NCTN phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn nhưng khơng áp dụng hình phạt tử hình. Theo Điều

253 BLTTHS62 1979, sửa đổi năm 1996 và 2012, đối với NCTN bị kết án, hình phạt

phải được thi hành ở một trại cải tạo dành cho NCTN.

Luật Nhà tù63 1994 gồm có 7 chương, 78 điều, trong đó THAPT đối với phạm nhân là NCTN được qui định riêng tại chương VI, từ Điều 74 đến Điều 77, đồng thời áp dụng các qui định chung khác không trái với qui định dành riêng. Tương đồng với Việt Nam, theo Điều 5 và Điều 6, các trại giam, cơ sở giam giữ do Bộ Công an quản lý; hoạt động THAHS chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát. Bên cạnh đó, cũng có những khác biệt nhất định khi Luật Nhà tù 1994 của Trung Quốc tạo ra cơ chế để phạm nhân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mạnh dạn hơn, theo Điều 47, thư của phạm nhân gửi cho lãnh đạo cấp trên của nhà tù hoặc cho các cơ quan tư pháp thì khơng bị nhà tù kiểm tra. Tuy nhiên, Luật Nhà tù 1994 không qui định về vấn đề giám sát THAHS. Về chế độ giam giữ, theo Điều 39 Luật Nhà tù 1994, việc giam giữ và kiểm soát đối với phạm nhân là NCTN phải tôn trọng nhân phẩm của họ, bảo đảm tách riêng với phạm nhân thành niên và phải đặc biệt cân nhắc sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của NCTN. Đặc biệt, Điều 53 qui định cụ thể các điều kiện đối với khu giam giữ phạm nhân là “phải vững chắc, thống mát, có ánh sáng tự nhiên chiếu vào, sạch sẽ và ấm áp”. Theo Điều 76, nếu phạm nhân là NCTN đến tuổi 18 và thời hạn CHAPT cịn lại khơng q 2 năm thì người đó vẫn có thể tiếp tục CHAPT ở trại cải tạo dành riêng cho đến khi hết thời hạn CHAPT.

61

BLHS 1979 của Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, bản dịch của Đinh Bích Hà, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007.

62 BLTTHS 1979 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bản dịch sang tiếng Việt đăng tại http://luatsubaochua.vn/van-ban-luat-to-tung-nuoc-ngoai. http://luatsubaochua.vn/van-ban-luat-to-tung-nuoc-ngoai.

63

Luật Nhà tù 1994 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bản dịch sang tiếng Anh đăng tại https://www.hrichina.org/en/prison-law-peoples-republic-china.

Về chế độ giáo dục và các chế độ chấp hành án khác, Điều 75 qui định: “Trọng tâm của thi hành hình phạt đối với NCTN phạm tội là giáo dục cải tạo”. Nội dung chính của chế độ giáo dục phạm nhân có nhiều điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam, bao gồm giáo dục văn hóa, pháp luật, đạo đức, dạy nghề, tổ chức lao động cho phạm nhân, nhưng đi vào cụ thể thì có những khác biệt. Theo Điều 63 và 66, trại cải tạo thực hiện giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho phạm nhân trong các điều kiện khác nhau của trại và việc tổ chức dạy học được đưa vào kế hoạch giáo dục của địa phương nơi trại đóng quân. Theo Điều 70, lao động cho phạm nhân được tổ chức phù hợp với điều kiện cá nhân của phạm nhân nhằm mục đích sửa chữa thói quen xấu, hình thành thói quen làm việc, kỹ năng lao động và tìm kiếm việc làm sau khi ra tù. Về mặt phương pháp, Điều 61 qui định giáo dục cải tạo phạm nhân theo nguyên tắc giáo dục cá biệt, thuyết phục bằng lý luận, kết hợp giáo dục tập thể với giáo dục cá nhân, kết hợp giáo dục trong nhà tù với giáo dục xã hội. Do vậy, Luật Nhà tù 1994 qui định đối với phạm nhân đã chấp hành hơn một nửa thời hạn CHAPT, luôn cải tạo tốt và sẽ khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa nếu rời khỏi nhà tù thì nhà tù có thể cho phép phạm nhân đó đi ra ngồi nhà tù với mục đích thăm gia đình hoặc thân nhân khác.

1.4.2.2. Pháp luật của Nhật Bản về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên

Do yếu tố lịch sử, “pháp luật Nhật Bản mang mẫu hình một hệ thống pháp luật “lai ghép” điển hình, khơng thuộc truyền thống pháp luật cụ thể nào”64. Nhật Bản quan tâm giải quyết vấn đề NCTN phạm tội và phạm pháp từ rất sớm, đã ban hành Luật về người chưa thành niên từ năm 1948 (Luật số 168 ngày 15/7/1948) và đã qua nhiều lần sửa đổi65. Theo Điều 2 của Luật này, người chưa thành niên là người dưới 20 tuổi.

Tương tự pháp luật Việt Nam, ở Nhật Bản, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi (theo Điều 41 BLHS 1907, đã nhiều lần sửa đổi66). Theo Luật về người chưa thành niên 1948, hình phạt tù có thời hạn (gồm tù có lao động bắt buộc và tù giam khơng có lao động bắt buộc) chỉ áp dụng khi những biện pháp giáo dục khác khơng cịn đủ sức răn đe, giáo dục NCTN phạm tội.

64

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2010), Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư

pháp ở năm nước chọn lọc (Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Cộng hòa Hàn Quốc và Liên bang Nga),

UNDP Việt Nam, tr. 452.

65 Luật về người chưa thành niên 1948 của Nhật Bản, bản dịch sang tiếng Anh đăng tại http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?id=1978&vm=04&re=02. http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?id=1978&vm=04&re=02.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)