106 Năm 2012 cả nước có 121.686 phạm nhân, đến năm 2017 là 136.777 phạm nhân, tức tăng hơn 15.000 phạm nhân trong 6 năm.
2.2.2. Thực trạng thực hiện chế độ giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên
thành niên
Về việc tiếp nhận phạm nhân là NCTN vào trại giam:
Từ năm 2012 đến năm 2018, các trại giam cả nước đã tiếp nhận 7.728 lượt phạm nhân là NCTN đến CHAPT do cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh tổ chức đưa người đó đến trại giam sau khi có quyết định đưa người CHAPT đi chấp hành án. Người phải CHAPT là NCTN được trại giam kiểm tra hồ sơ nhập trại, chỉ nhận người khi có đủ hồ sơ theo qui định, được khám sức khỏe, học tập nội quy trại giam, được lập hồ sơ phạm nhân và quản lý bằng phần mềm quản lý phạm nhân có kết nối, tích hợp, lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan Quản lý THAHS và Trung tâm thông tin tội phạm của BCA. Sau khi tiếp nhận phạm nhân là NCTN, các trại giam đều thực hiện việc gửi thơng báo đến Tịa án đã ra quyết định thi hành án, gia đình phạm nhân và báo cáo cơ quan Quản lý THAHS theo qui định.
Tuy vậy, việc thi hành quyết định THAPT và tiếp nhận phạm nhân là NCTN vẫn còn những hạn chế, vướng mắc nhất định:
- Một là, có một số trường hợp gửi và nhận quyết định THAPT một cách
khơng cần thiết, đó là: trường hợp người phải CHAPT đang bị tạm giam ở trại tạm giam thì quyết định THAPT phải gửi đến trại tạm giam nhưng không cần gửi cho cơ quan THAHS Công an cấp huyện.
- Hai là, cơ quan THAHS Cơng an cấp tỉnh gặp khó khăn trong việc bảo đảm thời hạn hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo cơ quan Quản lý THAHS về việc đề nghị ra quyết định đưa người phải CHAPT đi chấp hành án ở trại giam do qui định tại khoản 1 Điều 22 chưa hợp lý. Theo khoản 1 Điều 22, trong trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam thì sau khi nhận quyết định THAPT do Tịa án gửi đến, trại tạm giam hoặc cơ quan THAHS Công an cấp huyện phải tống đạt quyết định
cho người bị kết án phạt tù biết và báo cáo cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh trong thời hạn 3 ngày làm việc. Đối với một hoạt động giản đơn như vậy thì thời hạn 3 ngày làm việc là quá dư thừa. Tiếp theo, theo qui định, sau khi nhận được báo cáo của trại tạm giam hoặc cơ quan THAHS Cơng an cấp huyện thì cơ quan THAHS Cơng an cấp tỉnh phải hồn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người CHAPT và báo cáo cơ quan Quản lý THAHS thuộc BCA trong thời hạn 5 ngày làm việc. Thực hiện công việc này, cơ quan THAHS Cơng an cấp tỉnh phải chủ trì phối hợp với trại tạm giam, nhà tạm giữ để tập hợp các văn bản pháp lý, tài liệu cần có (như bản án, quyết định THAPT, danh bản), tiến hành khám sức khỏe, tổng hợp thông tin, nghiên cứu hồ sơ quản lý để lập bản nhận xét việc chấp hành nội quy tạm giam của người phải CHAPT và thu thập một số tài liệu khác có liên quan đến việc THAPT đối với người đó. Hơn nữa, số lượng người phải CHAPT nhiều, mỗi tuần phải giải quyết hàng chục hồ sơ nên cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh cần thời hạn dài hơn.
- Ba là, khi thực hiện việc đưa người phải CHAPT đến trại giam trong
trường hợp người đó đang tại ngoại, cơ quan THAHS và cơ quan Quản lý THAHS cịn lúng túng về trình tự thủ tục vì Điều 22 chưa qui định rõ vấn đề này. Thêm nữa, khi gặp tình huống người phải CHAPT đang tại ngoại mà bỏ trốn, cán bộ áp dụng pháp luật cũng có phần lúng túng vì Luật THAHS chưa qui định đầy đủ cách xử lý trong trường hợp này.
- Bốn là, trong hồ sơ nhập trại của NCTN đến trại giam CHAPT không có
những tài liệu phản ánh việc học tập, rèn luyện đạo đức của người đó khi cịn đi học ở trường học, tài liệu phản ánh đặc điểm nhân thân, tâm lý, hồn cảnh gia đình của phạm nhân là NCTN. Cán bộ quản giáo chỉ có thể gạn lọc được một số thơng tin ít ỏi về nhân thân của phạm nhân là NCTN thể hiện trong Bản án của Tòa án nhưng những thơng tin cơ đọng đó khơng đủ để phục vụ việc nghiên cứu, giáo dục phạm nhân là NCTN.
Về thực hiện chế độ giam giữ:
Hiện nay đa số các trại giam có quy mơ lớn, gồm nhiều phân trại, mỗi phân trại có quy mơ giam giữ 1.000 phạm nhân. Khu giam giữ phạm nhân được xây dựng theo mơ hình cơ bản giống nhau: có 2 khu giam, gồm khu I (được đầu tư xây dựng kiên cố, có hệ thống kiểm soát an ninh rất nghiêm ngặt, chặt chẽ, dùng để giam phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm) và khu II (dùng để giam phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống, mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn
CHAPT còn dưới 15 năm). Trong khu giam, các nhà giam (gồm nhiều buồng giam liền kề) tách biệt nhau qua hàng rào cao khoảng 2,5m. Thơng thường, mỗi buồng giam có sức chứa khoảng 50 phạm nhân, có một cửa ra vào và nhiều ơ thơng gió, có đèn chiếu sáng và được lắp 1 máy truyền hình, hai bên chiều dọc buồng giam có xây bệ lát gạch men (2 tầng) để phạm nhân nằm, có nhà vệ sinh bên trong buồng giam. Các trại giam có chất lượng cơng trình nhà giam và hàng rào nhà giam rất khác nhau. Một số trại giam dựng hàng rào bằng tường xây gạch-ximăng, trên có mẻ chai, kẽm gai, cao 3m, kiên cố và che khuất tầm nhìn (như trại giam Thủ Đức, An Phước, Gia Trung…). Song, một số trại giam chỉ dựng hàng rào lưới B40, giăng kèm với kẽm gai, cao khoảng hơn 2m, khơng che khuất được tầm nhìn từ nhà giam này sang nhà giam kia và không vững chắc. Trong điều kiện này, phạm nhân có thể trao đổi thơng tin, vật phẩm cho nhau, có thể phá đổ hàng rào khi xảy ra gây rối, chống phá đông người (đã xảy ra ở một số trại giam). Nhìn chung kiến trúc các khu giam giữ thể hiện rõ tính chất giam cầm và xu hướng ưu tiên bảo đảm an ninh trại giam, phòng chống phạm nhân chống phá, trốn trại.
Những trại giam có số phạm nhân là NCTN ít, khoảng 30-40 người, thường tổ chức giam giữ phạm nhân là NCTN trong một buồng giam (như trại giam Ninh Khánh, Bình Điền, A2), song cũng có trại giam tập trung hàng trăm phạm nhân là NCTN thì tổ chức giam giữ trong một hoặc nhiều nhà giam (chẳng hạn trại giam Long Hòa, phân trại K4 của trại giam Thủ Đức…). Việc tổ chức giam giữ phạm nhân là NCTN theo qui định tại Điều 27 Luật THAHS 2010 tồn tại hai hạn chế lớn sau đây:
Thứ nhất, trại giam khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ giam giữ riêng và khơng phân hóa được phạm nhân là NCTN để phục vụ công tác giáo dục, tổ chức lao động, học nghề theo tổ, đội.
Trong điều kiện tổ chức giam giữ tập trung hàng nghìn phạm nhân, để bảo đảm an ninh, an tồn trại giam và phục vụ cơng tác giáo dục cải tạo phạm nhân, cần phải phân hóa phạm nhân thành các nhóm hoặc thậm chí phải cá nhân hóa trong những trường hợp cá biệt, nếu cần thiết. Việc phân hóa phạm nhân được tiến hành dựa trên những căn cứ nhất định, đó là: tội danh, mức án, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; đặc điểm nhân thân của phạm nhân; thái độ và kết quả chấp hành án. Từ kinh nghiệm thực tiễn THAPT hơn 70 năm qua, hiện nay các trại giam phân hóa phạm nhân là NCTN thành 8 loại, bao gồm: BĐB, B1,
thực hiện theo nguyên tắc tổ chức giam giữ theo loại (không giam giữ các phạm nhân là NCTN khác loại trong cùng một buồng giam) và bảo đảm giam giữ riêng phạm nhân là NCTN trong từng khu (khu I, khu II) theo đúng qui định của Điều 27 Luật THAHS 2010, đồng thời thành lập tổ, đội phạm nhân là NCTN để bố trí Quản giáo tiến hành công tác quản lý, giáo dục và tổ chức cho họ lao động, học nghề theo tổ, đội. Mỗi tổ, đội phạm nhân có số lượng từ 25 đến 35 phạm nhân là phù hợp, nếu ít q sẽ khó tổ chức các hoạt động tập thể nhằm giáo dục phạm nhân, nếu nhiều q thì khó quản lý chặt chẽ, an tồn. Như vậy, những trại giam có số lượng phạm nhân là NCTN ít, khoảng 30-40 phạm nhân, thì kết quả phân loại phạm nhân sẽ tạo ra những nhóm nhỏ (5-7 phạm nhân là NCTN cùng chung một loại). Việc bố trí buồng giam, nhà giam để giam giữ riêng từng nhóm nhỏ phạm nhân là NCTN vừa tốn nhiều buồng giam, vừa khơng khai thác tối ưu diện tích sàn nằm trong khi hầu hết các trại giam hiện nay đang quá tải quy mô giam giữ. Mặt khác, công tác tổ chức và quản lý lao động, học nghề cũng đòi hỏi số lượng phạm nhân có tính tập trung tương đối, khoảng 25-35 phạm nhân/1 đội/1 Quản giáo là phù hợp, hiệu quả. Từ khó khăn này dẫn đến tình trạng có lúc, có nơi nguyên tắc giam giữ riêng phạm nhân là NCTN, nguyên tắc phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại không được tuân thủ nghiêm chỉnh và việc bố trí nơi CHAPT đối với phạm nhân là NCTN thường xuyên bị xáo trộn. Có những thời điểm, một số trại giam đã giam chung
phạm nhân là NCTN loại BĐB, CĐB với phạm nhân thành niên cùng loại này (và lao
động chung đội) hoặc ngược lại, đã gom toàn bộ số phạm nhân là NCTN giam chung trong một buồng giam, tạo thành một đội phạm nhân trong lao động, học nghề (nhưng khơng bảo đảm phân hóa tính chất nguy hiểm, đặc điểm nhân thân, tâm lý của từng nhóm phạm nhân để phục vụ công tác giáo dục phạm nhân).
Thứ hai, phạm nhân là NCTN tuy được giam riêng nhưng việc tổ chức giam
giữ dàn trải ở cả khu I và khu II trong một phân trại và dàn trải ở khắp các trại giam (nơi có đơng đảo phạm nhân thành niên) đã đưa họ vào một mơi trường mang nặng tính giam cầm và phức tạp. Trong khi đó, đặc thù của THAPT đối với phạm nhân là NCTN là phải tạo cho họ môi trường sống lành mạnh (tuy là trong tù) để tạo điều kiện giáo dục, chỉnh sửa, phát triển nhân cách. Khảo sát thực tiễn cho thấy, cùng trong một khu giam giữ, nhà giam phạm nhân là NCTN chỉ cách nhà giam phạm nhân thành niên 20-30m qua một hàng rào kẽm gai hoặc tường xây cao 2m. Trong điều kiện đó, phạm nhân là NCTN có thể nhìn thấy hoạt động của phạm nhân thành niên (nhất là những hành vi chống phá, gây gổ, vi phạm nội quy trại giam), có thể
nghe được tiếng chửi thề, cãi vả của họ hay có thể trao đổi bằng tín hiệu với họ. Ngược lại, có nơi tách biệt nhà giam phạm nhân là NCTN với những nhà giam phạm nhân thành niên kế bên bằng những bức tường xây cao kiên cố, gây ra cảm giác giam cầm tù túng, không phù hợp với đặc điểm tâm lý của phạm nhân là NCTN. Mặt khác, trong điều kiện sống, học tập, lao động, sinh hoạt chung một trại giam, những tác động tiêu cực do tính phức tạp của mơi trường trại giam dành cho phạm nhân thành niên là không thể tránh khỏi và gây ra những tác động trái chiều đối với những nổ lực giáo dục, phát triển nhân cách lành mạnh cho phạm nhân là người chưa thành niên.
Ngoài ra, qua thực hiện chế độ giam giữ đối với phạm nhân là NCTN còn cho thấy một số hạn chế nhất định trong các qui định hiện hành:
- Thứ nhất, việc đầu tư, thiết kế, bố trí, xây dựng nơi giam giữ phạm nhân là NCTN gặp khó khăn nhất định do pháp luật chưa qui định những điều kiện về nơi giam giữ phạm nhân là NCTN. Để bảo đảm phạm nhân là NCTN phát triển lành mạnh cả về thể chất, tâm lý và xã hội, chế độ giam giữ phạm nhân là NCTN cần phải xác định rõ những yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh mơi trường, sự ngăn cách về tầm nhìn và âm thanh, phịng tránh khả năng tiếp xúc, trao đổi giữa phạm nhân là NCTN với phạm nhân thành niên.
- Thứ hai, thực tiễn phân loại phạm nhân luôn lấy “thái độ chấp hành án” làm một căn cứ quan trọng bởi vì căn cứ này phản ánh thực trạng CHAPT và ý thức học tập, rèn luyện của phạm nhân, giúp đánh giá tính chất nguy hiểm của bản thân phạm nhân ở thời điểm hiện tại, có tính độc lập tương đối so với kết quả phạm nhân đã CHAPT được bao lâu hay vấn đề phạm nhân có đặc điểm nhân thân như thế nào. Ngay trong quá trình CHAPT, đối với những phạm nhân không chịu hối cãi, thường xuyên vi phạm nội quy trại giam, thậm chí chống đối quyết liệt thì rất cần được phân loại riêng để có biện pháp quản lý giam giữ chặt chẽ. Tuy vậy, khoản 4 Điều 27 Luật THAHS 2010 vẫn chưa ghi nhận “thái độ chấp hành án” là một căn cứ phân loại phạm nhân.
Nhận xét:
- Hồ sơ tiếp nhận NCTN vào trại giam chấp hành án phạt tù chưa đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực quốc tế, chưa có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết phục vụ việc nghiên cứu tính cách cá nhân để dựa trên cơ sở đó quyết định nơi giam giữ phù hợp và các loại hình, chương trình giáo dục thích hợp nhất đối với cá nhân NCTN chấp hành án phạt tù.
- Việt Nam chưa sử dụng trại giam dành riêng cho phạm nhân là NCTN với quy mô nhỏ, dưới 500 phạm nhân, như khuyến cáo của chuẩn mực quốc tế. Do vậy, đã xuất hiện nhiều khó khăn, cản trở đối với việc cá nhân hóa biện pháp giam giữ và các chương trình chăm sóc, giáo dục đối với phạm nhân là NCTN.
- Tham khảo pháp luật của một số quốc gia khác, có thể thấy, nhiều quốc gia cả ở châu Âu và châu Á, như Nhật Bản, Pháp, Nga… đều sử dụng nhà tù dành riêng cho phạm nhân là NCTN. Đặc biệt, Bộ luật THAHS của Liên bang Nga còn qui định cụ thể 4 chế độ giam giữ - giáo dục (chế độ nghiêm khắc, bình thường, thuận lợi và ưu đãi) tại trại giáo dục cải tạo dành riêng đối với phạm nhân là NCTN. Đây là một hình mẫu có giá trị tham khảo cao đối với Việt Nam.