Đại Nam là tên chính thức của nước ta khi đó.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 34 - 35)

I- HẢI DƯƠNG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KỲ PHÁP THUỘC

1. Đại Nam là tên chính thức của nước ta khi đó.

Hải Dương là một tỉnh lớn, có vị thế địa - chính trị trọng yếu do án ngữ con đường từ biển vào đất liền qua cửa sơng Thái Bình, đơng dân và giàu có so với mặt bằng chung các tỉnh ở Bắc Kỳ. Vì vậy, Hải Dương sớm trở thành mục tiêu của thực dân Pháp khi đánh chiếm Bắc Kỳ.

Trong khi thực dân Pháp đã khởi sự tấn cơng Hà Nội thì triều đình Huế vẫn chưa có quyết sách rõ ràng. Một mặt, triều đình vẫn muốn tăng cường phòng thủ để giữ vững Bắc Kỳ; mặt khác, lại e ngại rằng việc làm đó sẽ càng làm cho người Pháp thêm hoài nghi và nổi giận.

Cuối năm 1872, triều đình Huế có một số nỗ lực tăng cường phòng bị cho Hải Dương. Tháng 10/1872, triều đình đã đặt thêm chức Tuần phủ1 Hải Dương. Điều này được ghi rõ trong Đại Nam thực lục là “phịng bị ở sơng biển rất cần” và “Chuẩn cho thự Tuần phủ Hưng Yên là Đặng Xuân Bảng đổi làm thự Tuần phủ2 Hải Dương”3.

Tháng 11/1873, triều đình cho Trần Đình Túc sung chức Hải Dương Khâm phái và Phan Đề - đang lãnh chức Đề đốc Hà Nội vào Thanh Hóa, Nghệ An, lấy ở mỗi tỉnh 500 quân tinh nhuệ để phịng thủ Bắc Kỳ, đồng thời cử Phủ dỗn Thừa Thiên là Nguyễn Trọng Hợp làm Tán lý, Hộ bộ Thị lang Nguyễn Phiên, Nội các sung biện là Bùi Ân Niên làm Khâm phái ra Bắc để triệu tập dân binh, chỉ thị cho các tỉnh phải xây dựng các chướng ngại vật cản đường quân địch. Tuy nhiên, kế hoạch phòng thủ vốn đã quá muộn màng này của triều Nguyễn cũng chưa kịp triển khai thì quân Pháp đã chiếm thành Hà Nội và mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

So với một số địa phương khác ở Bắc Kỳ, cuộc đánh chiếm Hải Dương của thực dân Pháp được tiến hành trong điều kiện đặc biệt hơn. Tại Hải Dương, quá trình truyền giáo của các giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Đa Minh4 diễn ra sớm5,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)