Xem Nguyễn Xuân Thọ: Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 106 - 108)

I- CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM VÀ BẮC KỲ

2. Xem Nguyễn Xuân Thọ: Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở

người nơng dân vào cảnh bần cùng. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa được duy trì gần như nguyên vẹn giúp thực dân Pháp kiếm được lợi nhuận cao nhất với giá rẻ mạt từ việc phát canh thu tô, thuê mướn nhân công và cho vay nặng lãi. Nơng nghiệp gần như khơng thay đổi với hình thức sản xuất lạc hậu, năng suất thấp.

Đối với công nghiệp, thực dân Pháp chỉ chú trọng xây dựng một số nhà máy phục vụ sinh hoạt như nhà máy điện, nước, cơ khí lắp ráp và sửa chữa chủ yếu phục vụ giao thơng vận tải. Ngồi ra, thực dân Pháp còn cho xây dựng một số xí nghiệp chế biến nhằm khai thác nguyên liệu và nhân công tại chỗ sản xuất những mặt hàng tiêu dùng không cạnh tranh với hàng của nước Pháp.

Để bảo đảm cho sự cai trị, bóc lột và để hệ thống thương mại hoạt động thuận lợi, thực dân Pháp cho xây dựng Hà Nội thành một đầu mối trung tâm giao thông của xứ Bắc Kỳ gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không tỏa đi các vùng và xuyên Việt, trong đó các tuyến đường 1, 2, 3, 5, 6 là huyết mạch. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp mở tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam (Trung Quốc) để khai thác hàng hóa, nguyên vật liệu nước ta đưa đi xuất khẩu. Để làm những công việc này, thực dân Pháp đã sử dụng chế độ cưỡng bức lao dịch, bắt dân đinh các địa phương làm lao dịch 48 ngày trong một năm. “Công việc của những người phu lao dịch cầu đường như là tù khổ sai, làm việc dưới làn roi, mũi súng, ăn đói, ngủ ngồi trời, mưa rét hành hạ, đêm ngày có lính canh giữ, nhiều người chạy trốn không thành bị bắn chết luôn”1. Những người thợ làm cầu còn cực khổ hơn, mình trần chống chọi với nắng, rét trên tầng cao, vận chuyển những khối đá, sắt nặng hay phải lặn sâu hàng chục mét đào móng cầu khơng có bảo hiểm, vơ cùng nguy hiểm.

Cùng với kinh tế, trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực dân Pháp âm mưu thiết lập một nền văn hóa thực dân nhằm đầu độc nhân dân bản xứ, gây tâm lý tự ti, vong bản, sợ hãi, khâm phục Đại Pháp để nhân dân thuộc địa không dám chống lại. Người Pháp tập trung xây dựng tại Hà Nội các cơ quan 1. Dương Trung Quốc: Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919 - 1945), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005, tr.24.

văn hóa, báo chí, xuất bản, thư viện, trường học, bảo tàng, nhà hát và tổ chức một số cơ quan nghiên cứu, trong đó có một trường đại học duy nhất cũng là cho tồn xứ Đơng Dương (Đại học Đơng Dương) và một vài trường trung học Pháp - Việt với chương trình học cũng nhằm đào tạo một đội ngũ tay sai phục vụ cho chế độ thực dân.

Nền văn hóa xứ Bắc Kỳ vốn mang nặng tư tưởng phong kiến, do những chính sách của thực dân Pháp, đã thay đổi theo hướng chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng thực dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)