III- KINH TẾ HẢI DƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT
1. Xem Tóm tắt lý lịch về tỉnh Hải Dương, lưu tại Thư viện tỉnh Hải Dương, tr.16 2 Xem Thành ủy Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Dương (1930 2004), Sđd.
3. Xem Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thị xã Hải Dương: Sơ thảo lịch sử phong
Nhưng trên một chừng mực nhất định, những chính sách này cũng có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương trong giai đoạn 1897 - 1918.
Nếu như ở tỉnh lỵ Hải Dương, người Pháp chỉ đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất rượu, Nhà máy Chai thì ở vùng núi Đơng Triều và Mạo Khê họ cịn đầu tư khai thác nhiều mỏ than, mỏ đất, đá, cao lanh. Theo báo cáo của Công sứ Groleau năm 1899, khu mỏ than Đông Triều cùng với ba đồn điền nông nghiệp khác là những khu vực đã được nhượng cho người Âu. Ngồi ra, cịn có mỏ cao lanh (Đông Triều) đã được nhà cầm quyền công nhận và một công trường khai thác đá được xây dựng bên bờ sông Kinh Thầy (nằm giữa ranh giới hai huyện Chí Linh và Kinh Mơn), nhằm lấy đá để xây dựng tuyến đường xe lửa từ Phủ Lạng Thương đến Lạng Sơn1.
Công nghiệp dệt ở Hải Dương giai đoạn này cũng phát triển nhờ có các đồn điền trồng dâu tằm, bông, cung cấp nguyên liệu. Tuy số lượng không nhiều như ở các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh nhưng nghề dệt ở tỉnh Hải Dương cũng làm phong phú, đa dạng thêm diện mạo nền công nghiệp trên địa bàn.
Công nghiệp dệt và sản xuất các sản phẩm từ bông phát triển ở trung tâm tỉnh lỵ với khoảng 1.700 thợ. Ngồi ra, người ta cũng thấy có những khung dệt ở Ninh Giang giống như khung cửi ở làng Triều Khúc (tổng Thượng Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đơng). Một số làng có nghề dệt sợi bơng nổi tiếng như: làng Bất Nạo (tổng Bất Nạo, huyện Kim Thành), Hoàng Xá (tổng Hoàng Xá, huyện Thanh Hà), An Liệt (tổng Tiên Liệt, huyện Thanh Hà), Phạm Lâm (tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện), Đào Lâm (tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện), Ngọc Tài (tổng Phan Xá, huyện Tứ Kỳ). Số thợ dệt lụa tổ chức tập trung tại các xưởng ở Hải Dương chỉ có khoảng 70 người, nhưng số thợ dệt lụa ở rải rác trong các làng có lẽ đơng hơn nhiều. Sở dĩ có tình hình như vậy là vì cây dâu được trồng nhiều khơng chỉ ở các bãi sơng mà cịn ở nhiều ruộng, vườn trong nhiều làng2. Rõ ràng, đã có một sự kết hợp giữa công 1. Xem Phạm Thị Tuyết: Đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa (1883 - 1945), Tlđd, tr.85. 2. An Khê Bình (tổng Bình An, phủ Bình Giang) là làng kéo tơ lớn. Ở đây còn sản xuất chỉ tơ để khâu.
nghiệp và thủ cơng nghiệp truyền thống ở Hải Dương, ít nhất là trong một số nhóm nghề.
Cùng cơng nghiệp và thủ công nghiệp, thời kỳ này thương nghiệp ở Hải Dương có sự phát triển bước đầu. Đầu thế kỷ XX, khi công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được đẩy mạnh, ở tỉnh lỵ Hải Dương đã xuất hiện những hiệu buôn bán vải lụa, tạp hóa của các nhà thầu khốn, hiệu cho th xe tay, hiệu kim hồn, hiệu bn bán đồ đồng, hiệu sản xuất và bán giày dép, xăng đan nam - nữ, hiệu may âu phục, v.v.. Tuy nhiên, việc trao đổi, buôn bán chủ yếu là phương thức vật đổi vật. Các mặt hàng được trao đổi phổ biến là nơng sản, gia súc và gia cầm nhưng có tính chất nhỏ lẻ. Các mặt hàng q hiếm phải trao đổi buôn bán với các cửa hiệu lớn do tư sản là chủ hiệu. Đứng trung gian giữa những người sản xuất và những người tiêu thụ là tầng lớp tiểu thương khá đông đảo, xuất hiện sớm và ngày càng đa dạng. Họ có cửa hàng ở những phố xung quanh chợ Hải Dương, ở những đường phố sầm uất như phố Hàng Giày, Hàng Bạc, Hàng Đồng, phố Khách, ở dọc đường 5, trung tâm tỉnh lỵ hay ở ngã tư Đông Thị.
Một cầu nối quan trọng cho sự phát triển thương nghiệp Hải Dương là chợ. Chợ là nơi nhân dân trong vùng trao đổi, mua bán nông sản và các hàng thủ công. Năm 1901, chợ lớn nhất trong vùng là chợ ở tỉnh lỵ Hải Dương, nơi có nhiều phương tiện vận tải thuận tiện1. Nếu như sông Kẻ Sặt là nơi thuyền bè ra vào tấp nập, cùng với bến cảng Hải Dương là địa điểm chính để tập kết và bn bán gạo thì chợ là nơi người dân có thể trao đổi, mua bán tất cả các loại hàng hóa cần thiết cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày và cũng là một trong những trung tâm buôn bán lớn của tỉnh lỵ Hải Dương.
Ngoài chợ ở tỉnh lỵ Hải Dương, ở tất cả các phủ, huyện của tỉnh thời kỳ này đều có chợ trung tâm. Có thể kể đến như: chợ Kẻ Sặt (huyện Bình Giang), chợ Huyện (Thanh Lâm, phủ Nam Sách), chợ Cuối ở làng Hội Xuyên (huyện