Công, thương nghiệp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 135 - 137)

III- KINH TẾ HẢI DƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT

3. Công, thương nghiệp

Trong suốt quá trình cai trị thuộc địa Việt Nam, thực dân Pháp trước sau vẫn thực hiện chủ trương không phát triển nền công nghiệp thuộc địa. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục tiêu khai thác và bóc lột, thực dân Pháp buộc phải đầu tư hạn chế vào một số ngành cơng nghiệp với ngun tắc bỏ ít vốn, thu lời nhanh, bù đắp cho những thiếu hụt của nền cơng nghiệp chính quốc.

Các ngành cơng nghiệp nặng khơng có khả năng cạnh tranh với cơng nghiệp chính quốc nhưng lại cạnh tranh quyết liệt với các nghề thủ công truyền thống của người dân bản xứ. Để làm được điều này, chính quyền thuộc địa ở Việt Nam một mặt khuyến khích giới kinh doanh tư bản Pháp đầu tư vào thuộc địa; mặt khác, tìm cách can thiệp để giành lấy lợi ích kinh tế cho họ. Năm 1902, chính quyền thuộc địa tuyên bố thi hành độc quyền sản xuất và mua bán mặt hàng rượu; hai năm sau đó (năm 1904) cũng thi hành độc quyền đối với mặt hàng thứ hai là muối. Nhìn chung, đây là hai mặt hàng thủ cơng phổ biến và đạt doanh thu cao nhất. Chính sách này đã bộc lộ rõ mục tiêu vơ vét của tư bản thực dân, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho tư bản Pháp đầu tư vào ngành công nghiệp rượu.

Đối với giới tư bản Pháp, lĩnh vực đầu tiên thu hút vốn đầu tư là công nghiệp rượu. Đây là ngành cơng nghiệp Hải Dương có nhiều tiềm năng và lợi thế, bởi đây là trung tâm của vùng lúa gạo Bắc Kỳ, có khả năng cung cấp nguyên liệu dồi dào và thuận tiện. Năm 1905, Công ty Rượu Bắc Kỳ đã đầu tư xây dựng Nhà máy Rượu Hải Dương - một trong ba nhà máy rượu lớn nhất ở Bắc Kỳ (Hà Nội, Nam Định và Hải Dương). Nhà máy Rượu được xây dựng

trên khu đất cao trong thành cổ, nơi trước kia là Dinh Tổng đốc và một phần của kỳ đài, cạnh con đường dọc qua thành cổ đến ga Hải Dương, gần đường thuộc địa số 5 và tiện đường ra bến sơng Kẻ Sặt.

Vị trí này vừa tránh ngập lụt, vừa thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa và ngun vật liệu. Cơng việc này được thực hiện theo hợp đồng mua bán đất được ký kết giữa Công sứ Hải Dương và đại diện Công ty Rượu Bắc Kỳ ngày 25/10/1903. Theo đó, Cơng ty này đã mua của cơng sản Bắc Kỳ một khu đất trong thành cổ, diện tích 34.267,06m2 (khoảng 9,5 mẫu) với giá 400 đồng (chưa kể tiền đền bù hoa màu cho nông dân với giá 60 đồng/mẫu) để xây dựng Nhà máy Rượu với công suất thiết kế ban đầu là 20.000kg gạo/24 giờ1.

Nhà máy Rượu Hải Dương

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Nhà máy Rượu Hải Dương chuyên sản xuất rượu bản xứ (rượu nặng bán cho người bản xứ). Ngồi ra, Nhà máy cịn sản xuất cả rượu mùi (rượu nhẹ) 1. Xem Achat de terrain de lancienne citadelle de Hải Dương par la Société des Distilleries du Tonkin (1903) (Mua bán đất thành cổ Hải Dương của Công ty Nấu rượu

dành cho người Âu, sản xuất cồn phục vụ cho ngành công nghiệp, cho thắp sáng và cồn tinh chế dành cho sản xuất dược phẩm và nước hoa. Rượu được sản xuất theo phương pháp ủ men và chưng cất công nghiệp. Nguyên liệu dùng cho sản xuất rượu có thể bằng gạo, ngơ, mật mía, tùy theo nhu cầu tiêu thụ, nhưng chủ yếu là gạo. Trung bình, cứ 100kg thóc cất được từ 42 lít đến 47 lít rượu nguyên chất1. Như vậy, nếu sử dụng hết công suất thiết kế, mỗi một ngày đêm, Nhà máy có thể sản xuất ra được hơn chục ngàn lít rượu. Tính đến năm 1916, Nhà máy sản xuất hằng ngày 200hl rượu nguyên chất cho người bản xứ và 120hl rượu mùi loại Âu châu, rượu mật mía2.

Ngành cơng nghiệp rượu Hải Dương ra đời dựa trên sự phát triển các sản phẩm của kinh tế nơng nghiệp như gạo, ngơ, mía... Đây là nguồn ngun liệu sẵn có, dồi dào, giá thành rẻ cho việc sản xuất rượu.

Sau khi đóng chai, rượu được vận chuyển đến Hải Phòng và các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Kiến An, Quảng n, Móng Cái, Thái Bình... để tiêu thụ. Riêng ở tỉnh Hải Dương, việc buôn bán rượu do một nhà kinh doanh Pháp có tên Paquin phụ trách. Tồn tỉnh có hơn 20 đại lý bán bn, cung cấp và phân phối cho hơn một nghìn cơ sở bán lẻ. Ngồi ra, Nhà máy Rượu Hải Dương còn cung cấp rượu cho Sở Tiếp phẩm ở Hà Nội với số lượng lớn3.

Về quản lý, Nhà máy Rượu do một Giám đốc người Pháp phụ trách, nhân viên gồm có một vài người Pháp và người Pháp gốc Ấn Độ trong vai trò là thợ máy trưởng, phụ trách sản xuất hoặc kế tốn viên, cịn lại là công nhân người Việt. Số công nhân làm việc thường xuyên trong Nhà máy rượu từ 220 đến 250 người4. Theo tài liệu ngày 25/12/1932 của Phó Cơng sứ Dillemann, nhân viên Nhà máy Rượu gồm ba người Âu: 1 giám đốc, 1 quản 1. Xem Dilleman: Tỉnh Hải Dương, Vũ Nhật Cao dịch, tài liệu đánh máy, lưu tại Thư viện tỉnh Hải Dương, 1932, tr.81.

2. Xem Tóm tắt lý lịch về tỉnh Hải Dương, lưu tại Thư viện tỉnh Hải Dương, tr.16.3. Trong những năm 1897 - 1918, đi trên đường phố Hải Dương luôn bắt gặp những

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)