Những biến đổi cơ bản của Bắc Kỳ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 108 - 115)

I- CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM VÀ BẮC KỲ

3. Những biến đổi cơ bản của Bắc Kỳ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

địa lần thứ nhất

a) Sự biến đổi của nền kinh tế Bắc Kỳ

Mục đích đầu tiên và tối thượng của thực dân Pháp là muốn biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi cung cấp ngun liệu và tài chính cho nước Pháp. Vì vậy, sau khi hồn thành cơng cuộc bình định, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác quy mơ lớn trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thúc đẩy và mở rộng các ngành kinh tế mới tư bản chủ nghĩa.

So với các xứ thuộc địa khác, Bắc Kỳ có những nguồn lợi to lớn cả trên rừng, dưới biển và trong lịng đất. “Khơng một xứ sở nào trên thế giới này... lại có nhiều nguồn lợi như cái xứ Bắc Kỳ... Biết bao ngành kỹ nghệ cần phải thiết lập... Biết bao chiến dịch xán lạn cần phải vạch ra... Xứ Bắc Kỳ giàu có... Từ nơi đây, chính quốc tha hồ mà bịn rút đầy tay của cải để đưa về nước. Ngành xuất cảng của nước Pháp cũng sẽ thấy nơi đây là một nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho mình... Vậy thì hãy tiến lên! Tiến lên”1. Đó là lời kêu gọi của một giáo sĩ người Pháp trong khi hối thúc Chính phủ Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kỳ hồi cuối thế kỷ XIX.

Thông qua các hoạt động đầu tư vốn, mua sắm và nhập khẩu các trang thiết bị mới mà tư bản Pháp đã từng bước làm biến đổi thành phần và cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có Bắc Kỳ. Trong cuộc khai thác thuộc địa

lần thứ nhất của thực dân Pháp, một số ngành kinh tế mới đã dần hình thành và phát triển.

Ngành tài chính - ngân hàng được hình thành do nhu cầu đẩy mạnh đầu tư, khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp. Ngay từ năm 1875, sau khi chiếm được Nam Kỳ ít lâu, Ngân hàng Đơng Dương được thành lập và đặt trụ sở ở Paris. Tại Bắc Kỳ, Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương được thiết lập ở Hải Phòng (năm 1885), Hà Nội (năm 1886) rồi đến Nam Định. Khi mới thành lập, ngân hàng này chỉ có số vốn là 8 triệu francs, đến năm 1900 số vốn đó tăng lên 20 triệu francs, năm 1910 đã là 48 triệu francs.

Ngoài Ngân hàng Đơng Dương và các chi nhánh của nó, thực dân Pháp cịn thành lập hệ thống tổ chức Nông phố Ngân hàng và các Quỹ tín dụng tương trợ để cho nơng dân vay vốn góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp.

Dựa vào vị thế và quyền lực to lớn, Ngân hàng Đông Dương đã chèn ép các ngân hàng của Hoa kiều, Ấn kiều. Ngồi việc cho các cơng ty, nhà bn vay vốn, Ngân hàng Đơng Dương cịn cho nơng dân Việt Nam vay với cách thức cho vay tập thể để bảo lãnh cho nhau hoặc cho những địa chủ có tài sản bảo đảm vay, những địa chủ này lại cho nông dân vay lại với lãi suất cao hơn. Bằng cách thức cho vay này, thực dân Pháp không bao giờ mất nợ, chỉ có những người nơng dân là bị bóc lột tàn nhẫn. Theo thống kê của thực dân Pháp, tính đến ngày 01/01/1914, bình qn mỗi người dân Đơng Dương không phân biệt già, trẻ, gái, trai nợ cả vốn lẫn lãi là 25,3 đồng Đông Dương (tức 53,43 francs)1.

Ngành giao thơng vận tải cũng có bước phát triển đáng kể so với trước. Nhiều tuyến giao thông mới được xây dựng và đưa vào khai thác góp phần tạo nên một mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại và khá tiện lợi.

Đường sắt là hệ thống đường giao thông hiện đại lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1890, trong điều kiện phải lo đối phó với phong trào khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam tại nhiều địa phương, thực dân Pháp vẫn cho xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên trên đất Bắc Kỳ, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng dài 163km, chính thức đưa vào chạy tàu từ năm 1902. Tiếp đó là tuyến 1. Dẫn theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.114.

Hà Nội - Hải Phịng khởi cơng xây dựng năm 1901, hồn thành năm 1902, dài 102km. Tuyến Hà Nội - Lào Cai khởi cơng từ năm 1901, hồn thành năm 1906, chiều dài 296km. Tuyến Hà Nội - Vinh là một phần trong tuyến Hà Nội - Sài Gịn, được khởi cơng và đưa vào sử dụng năm 1905 với chiều dài 312km1.

Cùng với đường sắt, hệ thống đường bộ, nhất là những tuyến đường huyết mạch cũng được thực dân Pháp đầu tư xây dựng. Một số tuyến đường liên tỉnh đã được người Pháp hoàn thành trong thời kỳ này như tuyến Hà Nội - Cao Bằng, Việt Trì - Tuyên Quang. Để phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến đường bộ và đường sắt hoạt động, nhiều cây cầu kiên cố dài từ 100m trở lên cũng đã được hồn thành, đặc biệt trong đó là cầu Paul Doumer (sau này được gọi là cầu Long Biên) ở Hà Nội. Cầu được khởi công xây dựng từ năm 1899 và hoàn thành vào năm 1902, dài 2.500m. Trong điều kiện kinh tế - xã hội đầu thế kỷ XX, việc xuất hiện những cây cầu bằng thép, xi măng ở các nơi, nhất là cầu Long Biên, là một cố gắng rất lớn, thể hiện trình độ kỹ thuật tiên tiến của người phương Tây trên đất nước ta.

Vào đầu thế kỷ XX, hệ thống đường thủy (đường ven biển và đường sông) cũng được thực dân Pháp chú trọng khai thông mở rộng với nhiều phương tiện vận tải mới như canô, tàu thủy chạy bằng hơi nước. Tuy nhiên, do công tác nạo vét, chỉnh dòng kém nên tàu thủy và sà lan lớn chỉ chạy được trên những sông sâu và tương đối rộng như sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc. Thực dân Pháp cũng đã đầu tư mở rộng và cải tạo cảng Hải Phòng, xây dựng cảng này thành cảng biển lớn nhất Bắc Kỳ và đứng thứ hai về vận tải đường dài, sau cảng Sài Gịn.

Nền cơng nghiệp Việt Nam cũng ra đời trong thời kỳ này với những cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, sửa chữa tàu thuyền hay các công trường khai thác mỏ. Nếu như vào cuối thế kỷ XIX, số vốn và quy mô hoạt động của các cơ sở cơng nghiệp cịn rất nhỏ bé thì sang đầu thế kỷ XX, do nhu cầu của công cuộc khai thác thuộc địa cũng như để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, thực dân Pháp đã buộc phải cho mở mang một số ngành, song chủ yếu là 1. Xem Nguyễn Văn Khánh: Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 -

công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Hàng loạt cơ sở kinh tế, nhà máy, xí nghiệp của tư bản Pháp đã được thành lập. Riêng ở Bắc Kỳ có 85 cơ sở kinh doanh, thu hút trên 12.000 công nhân làm việc1.

Tại Bắc Kỳ, các ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh. Ở nhiều tỉnh, thực dân Pháp đã thành lập nhà máy chế biến rượu như ở Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Sơn Tây, Tuyên Quang. Toàn bộ hoạt động sản xuất và mua bán rượu đều do Công ty Nấu rượu Đông Dương và Cơng ty Nấu rượu Bắc Kỳ đảm nhiệm. Ngồi ra, các nghề dệt, sản xuất xi măng, thuộc da, thuốc lá, giấy... cũng được Pháp đầu tư mở rộng sản xuất.

Trong các ngành công nghiệp xuất hiện ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX, khai mỏ là ngành được tư bản Pháp quan tâm vì có khả năng nhanh chóng thu được nhiều lợi nhuận. Cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thuộc địa đã cấp hàng trăm giấy phép đi tìm mỏ. Số nhượng địa khai mỏ tính đến năm 1911 là 92 khu, chủ yếu tập trung ở Bắc Kỳ với diện tích khoảng 60.000ha, chủ yếu là mỏ than. Tính đến năm 1918, thực dân Pháp đã khai thác gần 10 triệu tấn than các loại để sử dụng và xuất khẩu kiếm lời. Hoạt động khai thác than tập trung chủ yếu trong tay các công ty như Công ty Mỏ than Bắc Kỳ (thành lập năm 1888), Công ty than Phấn Mễ (Thái Nguyên, thành lập năm 1910), Công ty Than Tuyên Quang (thành lập năm 1915), Công ty than Đông Triều (thành lập năm 1916).

Bên cạnh mỏ than, thực dân Pháp còn tổ chức khai thác nhiều mỏ kim loại khác như mỏ thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), các mỏ kẽm ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, mỏ đồng ở Sơn La, Thanh Hóa, mỏ sắt ở Thái Nguyên, mỏ vàng ở Cao Bằng. Có thể nói, khai mỏ là ngành cơng nghiệp hình thành sớm và lớn nhất của tư bản Pháp ở Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ, chẳng những về mặt giá trị kinh tế mà cả về mặt phạm vi và quy mô hoạt động.

Nông nghiệp là ngành đầu tư ít vốn mà dễ thu được lợi nhuận. Vì vậy, trong quá trình đánh chiếm Việt Nam, thực dân Pháp đã tìm cách để chiếm đất, lập đồn điền. Ở Bắc Kỳ, ruộng đất của nghĩa quân thời Cần Vương, ruộng 1. Xem Nguyễn Văn Khánh: Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 -

đất của nông dân sơ tán đi nơi khác đều bị coi là “đất vô chủ” và bị chiếm đoạt để lập đồn điền. Cả nương rẫy của nhân dân các dân tộc thiểu số cũng bị coi là đất hoang và bị chiếm đoạt. Nếu năm 1907, Bắc Kỳ có 244 đồn điền thì đến năm 1918 đã có 476 đồn điền của người Pháp với 417.650ha1. Các đồn điền này phân bố cả ở các vùng đồng bằng, trung du và nhiều nhất là vùng thượng du. Chủ đồn điền thực hiện kinh doanh chủ yếu vẫn là phát canh thu tơ theo lối bóc lột phong kiến với kỹ thuật canh tác hết sức lạc hậu, nơng cụ thơ sơ và ít được cải tiến. Mặt khác, do công tác thủy nông không được quan tâm, nạn úng lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra nên ảnh hưởng xấu tới năng suất và sản lượng thu hoạch. Thời kỳ này, cả năng suất và sản lượng thu hoạch đều ít nhiều tăng lên so với cuối thế kỷ XIX, trong đó, năng suất lúa trung bình trên tồn xứ Đơng Dương đạt 10,7 tạ/ha. Như vậy, nền nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có những thay đổi về diện tích canh tác, năng suất và sản lượng thu hoạch. Tuy vậy, phương thức canh tác và kỹ thuật nơng nghiệp cịn hết sức lạc hậu, thấp kém và chưa có những biến đổi cơ bản so với nửa cuối thế kỷ XIX.

Về ngoại thương, trước cuộc xâm lăng của người Pháp hoạt động ngoại thương ở Việt Nam chủ yếu do Hoa kiều nắm giữ. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, các hoạt động buôn bán lớn đều do các công ty Pháp đảm nhiệm. Bằng độc quyền thương mại, tư bản Pháp đã đưa hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng tràn vào nước ta, làm ngừng trệ, thậm chí phá sản nhiều nghề thủ cơng truyền thống. Tuy nhiên, thông qua hoạt động buôn bán, cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, thực dân Pháp đã góp phần làm cho nền thương mại ở Việt Nam thay đổi, kinh doanh theo phương thức mới, hiện đại hơn, hình thành các loại hình tổ chức kinh doanh mới, như công ty cổ phần, công ty hợp tư, công ty vô danh2.

b) Những biến đổi trong cơ cấu xã hội Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những biến đổi quan trọng. Phương thức bóc lột mới theo lối 1, 2. Xem Nguyễn Văn Khánh: Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945), Sđd, tr.54, 59.

tư bản chủ nghĩa được đưa từ bên ngoài vào, đồng thời chính quyền thực dân vẫn duy trì phương thức bóc lột cũ theo kiểu phong kiến đã bảo đảm siêu lợi nhuận cho thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Trong bối cảnh đó, xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX thay đổi nhanh chóng. Đa số nơng dân bị bần cùng hóa, xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc làm xuất hiện các giai tầng mới trong xã hội.

Về dân số, tính đến năm 1913, cả nước có 14.165.000 người, trong đó Bắc Kỳ có 6.000.000 người1. Bên cạnh các giai cấp của xã hội quân chủ phong kiến vẫn còn tồn tại, bắt đầu xuất hiện những giai cấp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Cơ cấu giai cấp mới của Bắc Kỳ phản ánh sự phân hóa của xã hội Việt Nam trong quá trình chuyển biến từ một nước phong kiến thành một xứ thuộc địa của Pháp.

Đội ngũ công nhân đã ra đời cùng với sự xuất hiện những cơ sở kinh tế đầu tiên của tư bản thực dân Pháp từ những năm cuối của thế kỷ XIX. Nguồn gốc xã hội của họ chủ yếu là những nông dân, thợ thủ công trong các làng xã bị thực dân Pháp và địa chủ cướp đất, tước hết mọi phương tiện sinh sống, lại bị sưu cao thuế nặng phải bỏ quê quán ra thành phố, đến các khu công nghiệp bán sức lao động cho thực dân. Do chính sách hạn chế phát triển cơng nghiệp của thực dân Pháp trên tồn cõi Đơng Dương nên thành phần đội ngũ cơng nhân ở Bắc Kỳ khá đa dạng, làm việc trong nhiều ngành khác nhau, trong đó chủ yếu là cơng nhân mỏ. Đầu thế kỷ XX, trong số 50.000 công nhân chuyên nghiệp làm việc trong 200 nhà máy xí nghiệp của chủ người Pháp thì riêng ở Bắc Kỳ có khoảng 20.000 người, Nam Kỳ có 25.000 người và Trung Kỳ có 5.000 người. Bên cạnh đó, cịn có số cơng nhân làm việc theo mùa, cơng nhân ở các xí nghiệp tư sản Hoa kiều và tư sản Việt Nam. Mặc dù tính chất vơ sản cơng nghiệp của cơng nhân chưa thực sự rõ nét, nhưng ưu điểm nổi bật của giai cấp này là ý thức đoàn kết, tinh thần tập thể... đã giúp họ ngày càng trở thành một lực lượng chính trị quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, do sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, cơng nghiệp kém phát triển nên trình độ văn hóa và chun mơn cũng như ý thức tổ chức kỷ luật của công nhân Việt Nam thời kỳ này chưa cao làm ảnh hưởng tới quá trình giác ngộ và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam.

1. Xem Nguyễn Văn Khánh: Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 -

Tầng lớp tư sản cũng xuất hiện trong guồng quay của phương thức khai thác bóc lột tư bản chủ nghĩa do thực dân Pháp đưa vào. Đầu tiên là nhóm tư sản mại bản và một bộ phận địa chủ đứng ra bao thầu các bộ phận kinh doanh của thực dân Pháp như thầu làm cầu, đường, trại lính, đồn bốt, phà hay nhận cung cấp, tiếp tế lương thực, nguyên liệu hay đứng ra làm đại lý phân phối hàng hóa cho chủ tư bản Pháp. Chỉ có một số rất ít tư sản bản xứ xuất thân từ lớp người tiểu chủ đi lên.

Thành phần tư sản Việt Nam khá đa dạng, ngồi số tư sản cơng nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nơng nghiệp, cịn có một số khá đơng tư sản kiêm địa chủ. Nói chung, thời kỳ này phạm vi kinh doanh của tư sản Việt Nam cịn nhỏ hẹp, vốn ít, kinh nghiệm sản xuất chưa nhiều, thế lực của họ so với tư sản Pháp còn thua kém trên nhiều phương diện. Vì bị thực dân chèn ép nặng nề, nên tư sản Việt Nam phát triển chậm về mọi mặt, chưa đủ điều kiện để hình thành một giai cấp.

Một hệ quả khác của cuộc khai thác thuộc địa đầu thế kỷ XX do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam là sự ra đời của tầng lớp tiểu tư sản, có số lượng đơng hơn tầng lớp tư sản. Đó là những tiểu chủ, tiểu thương, những người làm việc ở các sở công hay sở tư, những người làm nghề tự do, học sinh các trường. Tầng lớp này sống chủ yếu ở thành thị, địa bàn đầu não, trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa của đất nước, có điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hóa và các

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)