Xem Nguyễn Văn Khánh: “Kỳ Đồn g Nguyễn Văn Cẩm và phong trào yêu nước chống Pháp ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 9 (521), 2019.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 92 - 96)

X. (Cha của Đốc Đen)

3. Xem Nguyễn Văn Khánh: “Kỳ Đồn g Nguyễn Văn Cẩm và phong trào yêu nước chống Pháp ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 9 (521), 2019.

rồi xuất quân đánh vào thành phố Hải Dương, bao vây Ninh Giang. Số người tham gia lên đến 500 người, nhưng vì vũ khí thơ sơ, hậu cần yếu kém nên cuộc khởi nghĩa đã bị đối phương dùng hỏa lực mạnh đánh tan. Đêm 16/12/1897, nghĩa quân tổ chức tấn công quân Pháp và Nam triều ở Ninh Giang, đốt cháy đồn binh Pháp. Ở một số nơi, nghĩa quân cũng nổi dậy như ở Vĩnh Bảo, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Nam Sách, Thanh Hà... nhưng đều thất bại.

Mạc Đĩnh Phúc bị bắt ở Thanh Hà, sau đó bị giải về tỉnh lỵ Hải Dương rồi bị xử tử ngày 29/12/18971.

Tuy không nằm trong phong trào Cần Vương, nhưng phong trào chống Pháp của Mạc Đĩnh Phúc và Kỳ Đồng là những hoạt động yêu nước tiêu biểu cuối cùng ở Hải Dương theo con đường đấu tranh vũ trang vào cuối thế kỷ XIX. Ngoài các phong trào tiêu biểu trên, trong thời gian từ năm 1884 đến năm 1897, ở Hải Dương cịn có một số cuộc nổi dậy lẻ tẻ theo khuynh hướng bạo động, song đều bị thực dân Pháp đàn áp.

Ở xã Toại An, huyện Tứ Kỳ có Trần Lẫm, Phùng Văn Bao đã tổ chức nhân dân đào hào đắp lũy, rào làng, rèn giáo mác, đinh ba để chống thực dân Pháp. Trong năm 1885, nhân dân đã nổi dậy chống thực dân Pháp, song tương quan lực lượng chênh lệch nên quân Pháp đã tàn sát dã man, giết chết 12 người, hai ông Trần Lẫm, Phùng Văn Bao cũng bị giết hại.

Ở phố Quý Cao, huyện Tứ Kỳ, ngày 16/12/1897, nhân dân cùng một số nghĩa binh nổi dậy đánh đồn Quý Cao. Giám đồn là Reibert và quân lính được trang bị đầy đủ vũ khí phải từ Ninh Giang về ứng cứu. Cuộc nổi dậy cuối cùng bị dập tắt, 9 người bị giết, 85 người bị thương, 47 người bị tù đày.

Cũng trong thời gian này, các phong trào yêu nước dưới ảnh hưởng của phong trào Cần Vương, nhất là của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy cũng còn một vài hoạt động, như đội quân của Phạm Văn Đức ở huyện Gia Lộc đóng ở vùng Cát Bà, được xem như linh hồn của phong trào kháng Pháp ở vùng Cát Bà và phụ cận. Sau khi căn cứ Cát Bà thất thủ, ông bị quân Pháp truy đuổi phải chạy sang Trung Quốc. Tại đây, ơng có gặp và giúp nhà cách mạng Phan Bội Châu qua lại ở vùng biên giới. Sau khi ông qua đời, nhân dân vùng Cát Bà lập đền thờ và đặt tên hang động nơi ông từng đặt đại bản doanh là hang Tiền Đức.

Phong trào kháng Pháp của Thống Kênh (tên thật là Phạm Hữu Ích, người xã Kênh Triều, huyện Cao Lộc, nay là xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc) theo khuynh hướng của phong trào Cần Vương cũng là một điểm sáng trong phong trào kháng Pháp ở Hải Dương giai đoạn này. Ông đã tập hợp văn thân, sĩ phu và xây dựng lực lượng nghĩa quân yêu nước, được suy tôn là Chinh Tây Chánh thống tướng, thường được gọi là Thống Kênh. Nghĩa quân của ông đã có nhiều lần trừng trị tham quan, cường hào ác bá trong vùng, cũng đã từng liên lạc với nghĩa quân của Nguyễn Thiện Thuật để phối hợp hành động. Sau nhiều lần tiến đánh tỉnh lỵ Hải Dương bất thành, Thống Kênh giao lại nghĩa quân cho hai người con, cịn bản thân mình thì rút về Bắc Ninh để che mắt quân địch. Tuy vậy, hai người con của ơng cũng khơng thể duy trì được lực lượng, cuối cùng đều bị quân Pháp sát hại sau những cuộc giao tranh ác liệt.

Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Hải Dương trong những năm cuối thế kỷ XIX là sự kế tục và phát triển của những phong trào yêu nước đã có từ trước. Khi có chiếu Cần Vương, tinh thần yêu nước của quân sĩ và nhân dân Hải Dương được tiếp thêm sức mạnh, tạo đà thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, sơi nổi và có sự liên hệ tốt hơn với những trung tâm chống Pháp ở các địa phương lân cận. Mặc dù diễn ra sơi nổi, hình thành được nhiều trung tâm chống Pháp trong địa bàn tỉnh, song do thiếu một đường lối cứu nước phù hợp, lại cũng khơng có sự chỉ đạo thống nhất nên phong trào đã thất bại. Sự thất bại của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo phương thức đấu tranh vũ trang truyền thống. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của tầng lớp lãnh đạo cũ - trí thức Nho giáo, đồng thời đặt ra cho phong trào giải phóng dân tộc những nhiệm vụ mới trong những điều kiện lịch sử mới.

* * *

Lịch sử Hải Dương nửa cuối thế kỷ XIX là một thời kỳ đầy biến động, với nhiều sự kiện quan trọng tạo ra một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của địa phương cũng như cả nước. Từ một tỉnh trọng yếu của vùng châu thổ Bắc Kỳ - vùng đất bản bộ của quốc gia quân chủ độc lập Việt Nam, Hải Dương phải đương đầu với hai đợt tấn công xâm lăng của thực dân Pháp và cuối cùng trở thành một tỉnh thuộc xứ Bắc Kỳ bán bảo hộ của người Pháp.

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, chỉ trong vòng hơn 10 năm (1883 - 1897), Hải Dương đã có những biến đổi khá to lớn. Việc thay đổi địa giới hành chính Hải Dương, thành lập cảng và thành phố Hải Phịng đã khiến diện tích cũng như dân số Hải Dương bị thu hẹp, một số lợi thế vốn có của một tỉnh lớn Bắc Kỳ khơng cịn ngun vẹn. Tuy nhiên, sự phát triển của Bắc Kỳ, nhất là của Hà Nội và Hải Phòng, lại thúc đẩy sự phát triển của Hải Dương với tư cách “cầu nối” giữa hai đô thị - trọng trấn lớn của Liên bang Đông Dương với cảng biển lớn ở Bắc Kỳ. Quá trình cai trị của người Pháp cũng làm biến đổi đời sống chính trị, bước đầu du nhập những yếu tố của kinh tế tư bản chủ nghĩa và đưa xã hội Hải Dương chuyển sang một xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Đương đầu với những thử thách to lớn của lịch sử, nhân dân Hải Dương đã phát huy được tinh thần yêu nước, sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Hải Dương dù đối mặt với nhiều khó khăn như sức mạnh quân sự vượt trội của người Pháp, sự hèn yếu của triều đình... nhưng chưa bao giờ ngưng nghỉ. Hải Dương trở thành một trong những trung tâm chống thực dân Pháp tiêu biểu nhất ở xứ Bắc Kỳ. Sự thất bại của phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ở Hải Dương cũng như cả nước đã đánh dấu thời điểm kết thúc quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Đó cũng là thời điểm bắt đầu để thực dân Pháp chuẩn bị bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914). Một chương mới trong lịch sử Hải Dương mở ra sau khi vừa khép lại một trang sử bi tráng, chứng minh cho tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết của nhân dân và sức sống quật cường của vùng đất này đã để lại những bài học quý báu.

Chương II

HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)