I- HẢI DƯƠNG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KỲ PHÁP THUỘC
4. Xem Trần Văn Giàu: Chống xâm lăn g Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1898, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr.357.
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr.357.
chuẩn bị tiến đánh giành lại thành Hải Dương. Tinh thần chiến đấu của quan quân triều Nguyễn ở Hải Dương được nhiều nơi trong cả nước hưởng ứng. Vua Tự Đức trong khi quở trách và phạt nặng quan quân ở các địa phương ở Bắc Kỳ cũng đánh giá: “Tinh thần Hải Dương không đến nỗi quá nhầm như Ninh Bình”1.
Nhận thấy trung tâm kháng chiến ngày càng phát triển ở Nam Sách, Thiếu úy De Trentinian đem 300 quân đi đối phó, nhưng đúng lúc đó tin Francis Garnier bị tử trận trong trận Cầu Giấy (ngày 21/12/1873) đã làm tinh thần quân Pháp tan rã. De Trentinian vội đem quân về thành Hải Dương cố thủ.
Khi tình hình chiến sự ở Hải Dương đang ở thế giằng co thì thực dân Pháp lợi dụng triệt để sự kiện Jean Duipuis đưa quân ra Bắc Kỳ nhằm ép triều đình Huế ký bản hiệp ước mới.
Nước Pháp sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ đang đứng trước mn vàn khó khăn nên Chính phủ Pháp chưa có chủ trương mở rộng chiến tranh nhằm thiết lập chế độ thuộc địa trên toàn cõi Việt Nam2. Mặc dù chiếm được thành Hà Nội, nhưng Đô đốc Marie Jules Dupré cũng nhận thức được, rằng ơng ta và Francis Garnier có nhiều hành động đi ngược lại quan điểm của Chính phủ Pháp nên muốn lợi dụng bối cảnh Chính phủ Pháp có mặt ở Bắc Kỳ để ký với triều đình Huế một bản hiệp ước có lợi nhất. Philastre được giao nhiệm vụ đàm phán và dàn xếp việc ký kết hiệp ước mới. Do Trưởng đoàn Lê Tuấn lâm bệnh nên Phó Trưởng đồn Nguyễn Văn Tường được vua Tự Đức giao nhiệm vụ ra Bắc đàm phán với Philastre để “vãn hồi hịa bình”.
Ngày 24/12/1873, tàu của Philastre và Nguyễn Văn Tường tới Cửa Cấm thì nghe tin Garnier đã bị giết chết trong trận Cầu Giấy. Tình hình trên buộc Philastre phải tranh thủ nghị hịa sớm để tránh cho quân đội Pháp ở Bắc Kỳ 1. Bộ sưu tập sử liệu Pháp xâm lược Việt Nam 1847 - 1887 (bản dịch trọn vẹn Dương
sự thủy mạt), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018, tr.89.