Biến đổi trong cơ cấu giai cấp xã hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 158 - 160)

IV- NHỮNG BIẾN ĐỔI BƯỚC ĐẦU VỀ XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC Ở HẢI DƯƠNG

2. Biến đổi trong cơ cấu giai cấp xã hộ

Từ sau khi bình định được Bắc Kỳ, thực dân Pháp một mặt tăng cường lực lượng quân sự đàn áp các phong trào khởi nghĩa; mặt khác, tập trung đầu tư phát triển các ngành kinh tế phục vụ khai thác thuộc địa. Các chính sách kinh tế của thực dân Pháp đã từng bước tạo ra những biến đổi về cơ cấu giai cấp - xã hội ở Việt Nam nói chung, Bắc Kỳ và Hải Dương nói riêng.

Thực dân Pháp thành lập các công ty than như Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch...; khai thác đất đá phục vụ cho việc xây dựng đường sá, nhà cửa... đã tạo ra những thay đổi trong xã hội, bước đầu hình thành tầng lớp cơng nhân làm việc trong các cơng ty, nhà máy này. Tồn tỉnh Hải Dương tính đến đầu thế kỷ XX đã có 6 mỏ than hoạt động, hằng năm khai thác 15 vạn tấn than đá bán trong thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước Anh, Pháp, Trung Quốc, thu hút một lượng lớn công nhân tới làm việc, cụ thể mỏ than Mạo Khê có 3.000 cơng nhân, mỏ than Đơng Triều có 500 cơng nhân, mỏ than Tràng Bạch có 560 cơng nhân. Các mỏ đá cũng có vài nghìn cơng nhân làm việc. Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng xây dựng các đồn điền trồng lúa, ngô, sắn, cà phê, chăn nuôi gia súc gia cầm, khai thác gỗ thông và nhựa thông... cũng thu hút một lượng lớn người lao động đến làm việc tại các đồn điền này. Tại tỉnh lỵ Hải Dương, chính quyền Pháp còn cho xây dựng nhà máy nước, nhà máy điện, nhà máy rượu... và đưa vào sản xuất nhằm vừa phục vụ nhu cầu trong nước vừa xuất khẩu ra nước ngoài, như nhà máy rượu hằng năm sản xuất hơn một triệu lít phục vụ thị trường cả trong nước và quốc tế, thậm chí thực dân Pháp cịn bắt ép mỗi suất đinh phải mua một lít rượu cồn hằng tháng.

Đội ngũ người lao động trong các hầm mỏ, nhà máy đã trở thành lực lượng chính hình thành nên giai cấp cơng nhân của tỉnh Hải Dương. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, số lượng công nhân đã tăng lên nhanh chóng. Chỉ sau hai thập niên, từ thập niên đầu đến cuối thập niên thứ hai thế kỷ XX, đội ngũ công nhân ở Hải Dương đã lên đến vài vạn1. Giai cấp cơng nhân bị chủ tư bản bóc lột 1. Xem Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương: Địa chí

nặng nề, làm việc từ 12 - 14 giờ/ngày, lương thấp, khơng kể cịn bị đánh đập, cúp phạt và đối xử tàn nhẫn.

Cùng với việc vơ vét tài nguyên, thực dân Pháp cịn thẳng tay bóc lột người dân bằng đủ thứ thuế khóa nặng nề. Thực dân Pháp đã biến chính quyền phong kiến ở địa phương thành bộ máy tay sai, giúp cai trị và đàn áp người dân bản xứ. Vì thế, toàn bộ hệ thống quan lại từ cấp tỉnh đến cấp xã đều trở thành cánh tay nối dài của chính quyền thực dân, đi ngược lại với quyền lợi của người dân, làm cho đời sống người dân đã khó khăn càng thêm phần khốn đốn. Trong địa bàn tỉnh Hải Dương đã xuất hiện những địa chủ chiếm từ 200 mẫu trở lên; cá biệt có người chiếm tới hơn 3.000 mẫu ruộng. Ở Nam Sách điển hình có các địa chủ như Cán Đản, Nghị Dong, v.v.. Có địa chủ lập trại giam riêng để giam giữ nơng dân. Thậm chí, ở ấp Trương Cầu, huyện Bình Giang có địa chủ Nguyễn Hữu Tước cịn ngang ngược “mua” cả “trời”, cả đình làng của dân; người nơng dân phơi thóc phải nộp thuế ánh nắng, người nơng dân muốn cúng tế thành hồng phải cũng phải biếu lễ vật cho địa chủ trước.

Tuy vậy, bên cạnh những địa chủ tay sai phản động, vẫn có những địa chủ vừa và nhỏ, bị chèn ép đến phá sản, có tư tưởng yêu nước, chống lại sự câu kết của đại địa chủ và thực dân Pháp. Chính sự phân hóa này đã đưa họ vào hàng ngũ của những người có thể lơi kéo tham gia các phong trào yêu nước, cách mạng.

Tầng lớp nông dân bị sưu cao thuế nặng, các khoản phụ thu lạm bổ đè nén, hoạt động sản xuất lại manh mún, lệ thuộc vào tự nhiên nên đời sống của họ vô cùng cơ cực. Một bộ phận nông dân đã bỏ ruộng vườn, lên tỉnh lỵ làm công nhân trong các nhà máy, hoặc vào các xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền, chuyển biến từ nông dân thành công nhân, tiếp tục bị các chủ tư bản bóc lột, áp bức. Một số người còn bị các trùm mộ phu lừa phỉnh đưa vào các đồn điền cao su ở Nam Kỳ hoặc sang tận Tân Thế Giới (Nouvelle Calédonie) và Tân Đảo (Vanuatu).

Các tầng lớp khác trong xã hội như dân nghèo thành thị, tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức, học sinh... cũng dần hình thành, đời sống nhìn chung khó khăn, khơng ổn định, bị thực dân chà đạp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)