III- KINH TẾ HẢI DƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT
4. Tỉnh lỵ Hải Dương cũng là nơi có nhiều phương tiện giao thông nhất trong tỉnh Loại phương tiện được sử dụng phổ biến nhất là xe kéo và tàu, thuyền, bè Việc quản lý
Loại phương tiện được sử dụng phổ biến nhất là xe kéo và tàu, thuyền, bè. Việc quản lý các loại phương tiện này do Sở Cảnh sát phụ trách.
cải tạo một số con đường chính của huyện Ninh Giang như đường 17A (con đường này chạy qua địa phận huyện Ninh Giang khoảng 11km)1. Bên cạnh đó, ở Hải Dương cịn có đường 17 xuất phát từ huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), chạy qua các huyện Chí Linh, Nam Sách, Gia Lộc, Ninh Giang tới Vĩnh Bảo. Tại huyện Tứ Kỳ, đầu thế kỷ XX có đường 191, thường gọi là đường cái quan hoặc đê 191. Lúc đầu, đường chỉ cao gần 1m, rộng khoảng 4m. Sau đó, thực dân Pháp cho đắp con đường này thành đê để ngăn lũ lụt, cao 2m, chân rộng 10m, mặt đê rộng 6m.
Những tuyến đường bộ và đường sắt được xây dựng từ đầu thế kỷ XX đã cải thiện đáng kể tình trạng giao thơng ở Hải Dương, góp phần kết nối giữa tỉnh lỵ Hải Dương với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút giới tư bản Pháp đầu tư vào các ngành kinh tế ở Hải Dương.
Ngoài đường bộ và đường sắt, đối với giao thông đường sông, ngay từ năm 1887, Công ty Vận tải đường sông Bắc Kỳ đã thiết lập bến đỗ tại Hải Dương trong tuyến đường sơng từ Hải Phịng đến Phủ Lạng Thương. Nhưng từ ngày 01/6/1890, bến đỗ này đã bị bỏ qua. Nguyên nhân là do bến cảng ở sông Kẻ Sặt đã bị bồi lấp nên chỉ có thuyền máy và ghe thuyền với trọng tải nhẹ mới cập bến được. Việc nạo vét sơng ngịi địi hỏi kinh phí lớn, do đó cho đến những năm đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa mới tiến hành nạo vét và kè bến sông, nhưng sự đầu tư này cũng dừng ở mức độ vừa phải2.
Điểm cần lưu ý là, trong q trình xây dựng hệ thống đường giao thơng, vấn đề quản lý đường sá được chính quyền thực dân Pháp phân cấp hết sức rõ ràng. Những khoản chi phí cho các tuyến đường thuộc địa do ngân sách Đơng Dương đảm nhiệm, cịn các tuyến đường liên tỉnh thuộc ngân sách Bắc Kỳ, đường nội tỉnh thuộc ngân sách hàng tỉnh. Ngân sách đơ thị chịu những chi phí cho việc bảo quản, tu sửa và làm mới mạng lưới giao thông trong đô thị. 1. Xem Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ninh Giang: Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh
Giang, tập I (1930 - 1954), Sđd, tr.10.