Xem Ngô Vi Liễn: Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Sđd.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 155 - 158)

IV- NHỮNG BIẾN ĐỔI BƯỚC ĐẦU VỀ XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC Ở HẢI DƯƠNG

1. Xem Ngô Vi Liễn: Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Sđd.

Mặt khác, quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng bước đầu làm thay đổi thành phần cư dân ở Hải Dương, đặc biệt là cư dân đô thị. Thực tế, Thành Đông vốn đã là một đô thị khá sầm uất, với dân số lên đến khoảng 15.000 người vào năm 1873. Nhưng họa binh lửa do thực dân Pháp gây ra đã khiến cho dân số ở đây giảm xuống đáng kể, chỉ cịn khoảng 10.600 người vào năm 1900. Sau đó, khi tình hình ổn định trở lại, điều kiện sinh sống và làm ăn yên ổn hơn, dân số thành phố Hải Dương dần tăng trở lại, đến năm 1927 đã ghi nhận đạt con số 15.000 người1.

Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu dân cư theo hướng từ nông thôn sang đơ thị, cư dân ở Hải Dương cịn dịch chuyển theo hướng nội tỉnh (từ huyện này sang huyện kia) và liên tỉnh (di cư đến các tỉnh xung quanh hoặc cư dân từ các tỉnh xung quanh đến tụ cư ở Hải Dương). Như cư dân từ làng Trúc Lâm (làng Trắm, huyện Gia Lộc) đã di cư đến phố Đông Kiều để sản xuất và buôn bán giày, sau lập nên phố Hàng Giày (nay là phố Sơn Hịa); cư dân ở làng Đồng Xâm, Thái Bình di cư đến lập phố Hàng Bạc (nay là phố Xuân Đài); cư dân từ Hải Dương đến làm cơng nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, cảng ở thành phố Hải Phịng, trong các mỏ than ở ng Bí, Đơng Triều, Cẩm Phả...

Thành phần dân cư ở tỉnh Hải Dương nói chung và ở đơ thị Hải Dương nói riêng ngày càng đa dạng hơn. Một bộ phận là cộng đồng người Pháp đã xuất hiện, bao gồm những quan chức trong bộ máy chính quyền thực dân, sĩ quan và binh lính trong quân đội, các chủ nhà máy, xí nghiệp, chủ đồn điền, các kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, thương nhân... Báo cáo về tình hình nhân cơng các nhà máy, xí nghiệp cho thấy: Cơng ty Than khơng khói có 9 người Âu; Cơng ty Than Fannier cũng do một nhóm người Âu điều khiển; Nhà máy Rượu Hải Dương có 3 người Âu quản lý: 1 giám đốc, 1 quản đốc máy, 1 quản đốc xưởng, ngồi ra cịn có 3 người Ấn... Cộng đồng người Âu sống tập trung ở thành phố Hải Dương, gắn kết chặt chẽ với nhau, được chính quyền thực dân che chở. Họ có Câu lạc bộ riêng (Cercle Franais) tập hợp đọc sách, chơi thể thao, nghe

nhạc, khiêu vũ... Bộ phận người Âu ở Hải Dương nói riêng và tương tự với các tỉnh khác có số lượng khơng nhiều, nhưng lại giữ những vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

Câu lạc bộ người Pháp ở thành phố Hải Dương

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Bên cạnh cộng đồng người Âu, ở Hải Dương cũng sớm hình thành cộng đồng người Hoa đến làm ăn, buôn bán, lập phố sinh sống ở phố Khách (phố Bắc Kinh hiện nay). Người Trung Quốc đến Đông Kiều phố thu mua nông, lâm, thổ sản để bán sang Trung Quốc và nhập bông, vải sợi, thuốc bắc và nhiều hàng tiêu dùng khác về bán cho người Việt. Cộng đồng người Hoa gắn kết rất chặt chẽ, có ý thức rất rõ ràng trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc họ như ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ tết...; bởi vậy người Hoa có hội quán, có đền thờ, trường học, nghĩa trang riêng... Theo số liệu thống kê của của huyện Ninh Giang, dân số năm 1900 là 71.080 người thì có 11 người Âu, 200 người Hoa, 1 người Ấn Độ, còn lại là người Việt.

Ngoài những cư dân người Việt, người Âu (chủ yếu là người Pháp), người Hoa thì cịn có người Ấn Độ, người Nhật Bản, song số lượng rất hạn chế, chưa đủ hình thành cộng đồng. Dẫu vậy, cũng có thể khẳng định giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã có một sự đổi thay mạnh mẽ trong cơ cấu dân cư của tỉnh Hải Dương. Cộng đồng cư dân theo xu hướng đa thành phần, đa quốc tịch đã bước đầu hình thành, tạo tiền đề cho những chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Hải Dương trong những giai đoạn tiếp sau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)