X. (Cha của Đốc Đen)
4. Xem Dillemann: La province de Hải Dương (Tỉnh Hải Dương), Sđd, tr.3 Tác giả
Nguyễn Xuân Cần, trong cuốn Một vùng Yên Thế, Sở Văn hóa Hà Bắc, 1987, tr.98, lại khẳng định rằng, sau đợt càn quét vào cuối năm 1895, Đốc Thu đã tự vẫn trong bước đường cùng.
có phép thần thơng làm cho súng đạn của đối phương bắn không nổ. Còn Kỳ Đồng, sinh năm 1875 tại xã Trung Lập, huyện Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên (nay là xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)1.
Năm 1896, sau thời gian bị lưu đày và học tập tại thuộc địa của Pháp ở châu Phi, Kỳ Đồng trở về nước mua đất ở Yên Thế lập đồn điền, bí mật giúp Mạc Đĩnh Phúc trong việc tổ chức nghĩa đảng. Hai ông chủ trương chia lực lượng ra làm đội, cơ, vệ, nha, hộ (cứ 30 người thành một đội, 4 đội thành một cơ, 4 cơ thành một vệ...) rồi định chức quan lĩnh, đô lĩnh, thống chế, đơ hiển để cai quản. Nghĩa qn có tên gọi chung là Mạc thiên binh, cịn Mạc Đĩnh Phúc thì tự xưng là Đổng thống nguyên nhung.
Trong khi tuyên truyền, Mạc Đĩnh Phúc kịch liệt cơng kích nhà Nguyễn, kết tội triều đình đã đem xã tắc giao cho Pháp. Đội quân của Mạc Đĩnh Phúc tổ chức nghiêm minh và có nhiều biện pháp tuyên truyền nên phong trào phát triển nhanh chóng ra khắp vùng Hải Dương, Quảng Yên, Kiến An, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam... Mạc Đĩnh Phúc cấm quân lính lấy bất kỳ thứ gì của dân, kêu gọi những người làm cho Pháp quay về với chính nghĩa, ai thu thuế nộp cho Pháp ở những làng đã theo khởi nghĩa thì chém đầu, ai xé tuyên cáo thì xử tử cả nhà...2.
Ngày 13/12/1897, nghĩa quân làm lễ tế cờ tại chùa Minh Khánh3 (còn gọi là chùa Hương Đại, ở thị trấn Thanh Hà ngày nay), cờ đề “Bình Tây diệt Nguyễn”, 1. Kỳ Đồng từ nhỏ nổi tiếng thông minh, là “thần đồng”. Cái tên Kỳ Đồng (có nghĩa là “đứa trẻ kỳ tài”) là tên gọi được vua Tự Đức phong cho. Tám tuổi mụ (năm 1882), Kỳ Đồng đã được cha cho dự kỳ thi khảo khóa chuẩn bị cho kỳ thi Hương sau đó tại trường Nam Định. Nguyễn Văn Cẩm đạt loại ưu, được quan đốc học Nam Định trình tấu về triều. Năm 1887, những người dân có tư tưởng chống Pháp ở Bắc Kỳ tơn Kỳ Đồng làm hậu thân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tổ chức một đám rước kiệu Kỳ Đồng tiến sang tỉnh lỵ Nam Định, nhằm hướng nhân tâm về một thủ lĩnh chống Pháp mới. Công sứ Pháp ở Nam Định là Brie phải ra lệnh nổ súng thị uy, giải tán đoàn người. Thực dân Pháp bắt, xử tù những người tổ chức sự kiện này và đày đi Côn Đảo, và cho Kỳ Đồng đi du học tại Angiêri. Kỳ Đồng học tại Trường trung học Louis Legrand trong 9 năm, từ tháng 10/1887 đến tháng 9/1896. Trong thời gian này, ông quen và thân thiết với vua Hàm Nghi lúc đó cũng đang bị lưu đày tại đó. Sau khi tốt nghiệp Tú tài Pháp, Kỳ Đồng trở về nước năm 1896, từ chối ra làm quan và chỉ xin cấp đất làm ruộng.