Xem Phạm Thị Tuyết: Đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa (1883 1945), Tlđd, tr

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 143 - 144)

III- KINH TẾ HẢI DƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT

3. Xem Phạm Thị Tuyết: Đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa (1883 1945), Tlđd, tr

gạo vốn chủ yếu nằm trong tay những người Hoa và phần lớn để xuất khẩu đã rơi vào tình trạng khó khăn.

Bên cạnh hoạt động bn bán thóc gạo, nếu như trước kia, hoạt động thương nghiệp chủ yếu nằm trong tay người Hoa, những thuyền buôn của họ mang đi từ Hải Dương mặt hàng độc nhất là gạo và mang đến chủ yếu là chè, tơ lụa, thuốc men thì giai đoạn này, các loại hàng hóa nhập khẩu trở nên phong phú, đa dạng hơn. Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc do người Hoa đưa vào gồm: vải bông của Anh, lụa tốt, dược liệu, giấy, muối, khoai lang, khoai tây, hành, đường, sợi bơng... Ngồi ra, cịn có thêm các loại đồ hộp và đồ uống đến từ Hồng Kông và một số nơi khác. Đối với hàng xuất khẩu, ngoài gạo và thóc cịn có thêm một số mặt hàng khác nhưng số lượng không nhiều như hàng thêu thủ cơng, nhiễu, lụa dệt...

Về dịch vụ, ngồi những nghề khá phổ biến từ thời kỳ trước như khuân vác, giúp việc..., trong giai đoạn 1897 - 1918 xuất hiện nhiều nghề mới như kéo xe tay, cắt tóc, hát rong... Cùng với đó, các dịch vụ giải trí, ăn uống ở Hải Dương cũng bắt đầu xuất hiện thêm một số loại hình mới. Bên cạnh các rạp chiếu phim, rạp tuồng là những nơi phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của dân chúng, hay quán rượu, quán cà phê, nhà hàng giải khát phục vụ nhu cầu ăn uống của một bộ phận thị dân, cịn có một số điểm ăn chơi được chính quyền thực dân dung dưỡng như các nhà chứa cô đầu, nhà thổ, cờ bạc, nghiện hút... Đặc biệt, các dịch vụ y tế, giáo dục đã có sự tham gia của một số cơ sở tư nhân bên cạnh các cơ sở do chính phủ thuộc địa đứng ra thành lập. Dịch vụ vệ sinh, dịch vụ giết mổ súc vật do chính quyền đứng ra quản lý dưới hình thức giao cho các chủ thầu thực hiện.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)