Xem Thành ủy Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Dương (193 0 2015), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 137 - 138)

III- KINH TẾ HẢI DƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT

4. Xem Thành ủy Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Dương (193 0 2015), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015.

đốc máy, 1 hay 2 quản đốc xưởng và có 3 người Ấn, 170 người bản xứ gồm 150 thợ và nhân cơng1.

Bên cạnh đó, Cơng ty Rượu Bắc Kỳ còn xây dựng Nhà máy Chai. Nhà máy Rượu và Nhà máy Chai là hai cơ sở công nghiệp duy nhất được người Pháp đầu tư ở tỉnh lỵ Hải Dương trong giai đoạn này. Vị trí Nhà máy Chai nằm ngay cạnh con đường đi Ninh Giang, gần bến sông Kẻ Sặt để thuận tiện cho việc vận chuyển bằng đường sông. Chai được sản xuất theo phương pháp thủ công, theo mẫu mã quy định cho Nhà máy Rượu. Số công nhân làm việc trong Nhà máy Chai có lúc lên tới 170 người2.

Hơn nữa, do nhu cầu sản xuất địi hỏi hằng ngày phải vận chuyển thóc, gạo, than, dầu, vật liệu vào các nhà máy và vận chuyển rượu từ nhà máy ra ga xe lửa hoặc xuống thuyền, sà lan để chuyên chở đi các nơi nên ngồi đội ngũ cơng nhân làm việc thường xuyên trong hai nhà máy, cịn có một số lượng lớn cơng nhân làm culi kéo xe bị dưới sự quản lý của các viên cai đội. Đó là các đội của cai Soạn, cai Cậy, cai Nõn và cai Bút với số công nhân khoảng từ 300 đến 400 người3. Ngồi ra, cịn có một số cơng nhân là người của các xã ngoại thị chuyên vận chuyển than vào nhà máy, nhưng làm việc không thường xuyên.

Đến năm 1916, do Công ty Rượu Bắc Kỳ sáp nhập vào Công ty Rượu Đông Dương, Nhà máy Rượu và Nhà máy Chai đều thuộc về Công ty Rượu Đơng Dương.

Có thể nói, tuy khơng phải là những cơ sở cơng nghiệp có quy mơ lớn, nhưng sự ra đời của Nhà máy Rượu và Nhà máy Chai đã đánh dấu sự xuất hiện của ngành công nghiệp mới, ngành công nghiệp rượu cồn của tư bản Pháp, sản xuất theo kỹ thuật châu Âu bên cạnh các hoạt động thủ công cổ truyền của người dân địa phương. Chính sách đầu tư của tư bản Pháp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định, theo chủ trương chung của chính quyền thuộc địa để phục vụ mục đích khai thác và bóc lột thuộc địa.

1. Xem Tóm tắt lý lịch về tỉnh Hải Dương, lưu tại Thư viện tỉnh Hải Dương, tr.16.2. Xem Thành ủy Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Dương (1930 - 2004), Sđd.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)