IV- NHỮNG BIẾN ĐỔI BƯỚC ĐẦU VỀ XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC Ở HẢI DƯƠNG
3. Chuyển biến về giáo dục
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục ở tỉnh Hải Dương nói riêng tồn tại song song hệ thống giáo dục Nho học của triều Nguyễn và hệ thống giáo dục Pháp - Việt của người Pháp.
Hệ thống giáo dục Nho học được xây dựng, tồn tại và phát triển suốt thời kỳ quân chủ phong kiến, đến thời Nguyễn vẫn được duy trì. Chỉ tính riêng kỳ thi Hương, dưới triều Nguyễn đã tổ chức 47 khoa thi, từ khoa thi đầu tiên năm 1807 đến khoa thi cuối cùng năm 1918, lấy đỗ hơn 5.000 cử nhân1; đã góp phần đào tạo ra một đội ngũ trí thức Nho giáo, trong đó có nhiều nhà nho yêu nước, có tư tưởng tiến bộ song cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong lúc giao thời, như phản ánh trong câu thơ của Tú Xương:
Nào có ra gì cái chữ Nho,
Ơng Nghè, ơng Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm thầy Phán, Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện chính sách nơ dịch về văn hóa, khuyến khích các hình thức mê tín dị đoan để mê hoặc nhân dân, hạn chế mở trường học, dẫu vậy vẫn bước đầu xây dựng hệ thống giáo dục Pháp - Việt đào tạo đội ngũ những người phục vụ cho bộ máy cái trị của chính quyền thực dân. Báo cáo của Công sứ Hải Dương năm 1899 cho biết, cả tỉnh Hải Dương có 1.600 học sinh, mỗi huyện có một thầy giáo người bản xứ. Các trường vẫn dạy cả chữ Nho. Ở thị xã Hải Dương có 2 giáo viên người Việt dạy chữ Nho, chữ Quốc ngữ và một ít tiếng Pháp2.
Dưới sự quản lý của một viên đốc học người Pháp và một số nhân viên quản lý người Việt, hệ thống giáo dục Pháp - Việt được chia thành hai bậc: