Thời gian bị đày ở Angiêri, Đốc Tít cùng sống với con gái Ơng mất ngày 19/12/1916 Mãi sau này, thi hài ông được đưa về nước, hiện an táng tại nghĩa trang xã Yên Lưu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 85 - 88)

II- PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VŨ TRANG CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở HẢI DƯƠNG

1. Thời gian bị đày ở Angiêri, Đốc Tít cùng sống với con gái Ơng mất ngày 19/12/1916 Mãi sau này, thi hài ông được đưa về nước, hiện an táng tại nghĩa trang xã Yên Lưu

Mãi sau này, thi hài ông được đưa về nước, hiện an táng tại nghĩa trang xã Yên Lưu Thượng, thị trấn Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

2. Xem Nguyễn Phan Quang: Việt Nam cận đại, những sử liệu mới, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, t.1, tr.152. Hồ Chí Minh, 1995, t.1, tr.152.

Cửa hang Đốc Tít ngày nay Nguồn: Nhóm tác giả

c) Phong trào Cần Vương ở Hải Dương từ năm 1889 đến năm 1896

Trong giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương (1889 - 1896), ở tỉnh Hải Dương phong trào kháng Pháp vẫn tiếp tục phát triển, nhưng sau đó dần suy yếu.

Về phía nghĩa qn Bãi Sậy, sau khi Nguyễn Thiện Thuật tạm lánh sang Trung Quốc, các thủ lĩnh còn lại tiếp tục lợi dụng địa bàn của các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang để mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến khu vực Tây Bắc (tỉnh Hưng Hóa). Đây vốn là chủ ý của Nguyễn Thiện Thuật nhằm cố gắng liên kết với lực lượng của Nguyễn Quang Bích để vừa kéo giãn lực lượng của địch, vừa tạo thế mới cho nghĩa qn có thể duy trì chiến đấu lâu dài. Tuy nhiên, ý định của ông không thực hiện được vì thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, chia rẽ lực lượng kháng chiến.

Báo cáo của Kinh lược sứ Bắc Kỳ mùng 4 tháng Hai năm Thành Thái thứ 2 (tức ngày 22/02/1890) cho biết: “Quân thứ Nghĩa Lộ, Hộ đốc Ninh Thái sung Tham tán quân vụ họ Vũ trình việc tỉnh ấy và địa thế hai hạt Đông - Hưng tiếp giáp nhau, gần đây đảng phỉ thường hay tụ tập khi bị truy đuổi bọn chúng lẩn trốn rất khó truy bắt, vì vậy trình xin thiết đặt một đạo binh ở nơi tiếp giáp xung yếu để kịp thời phòng bị cấp báo. Ngày mồng 1 tháng này theo báo cáo thì đảng phỉ tụ tập tại xã Đồng Hốn, thiển chức cùng với quan binh sở tại đến truy tiễu, bọn chúng tán tác, hiện vẫn lưu quân tại đồn Nghĩa Lộ để tiễu nã. Theo lời thám báo bẩm về thì tên Tán Thuật hiện mới tụ tập lại bè đảng vậy xin khẩn tư cho hai tỉnh Đông - Hưng (Hải Dương, Hưng Hóa) xem xét địa thế mà thiết đặt đồn trạm và phái quan binh đến trú phòng cốt sao cho đảng phỉ ấy khơng có chỗ ẩn náu để sớm cho dân được yên ổn. Xin tư trình lên Thái tử thiếu bảo sung Khâm sai đại thần Dun Mậu quận cơng Hồng Cao Khải được biết”1.

1.義路住次寧太護督充參赞軍務武為續飛呈事忝省與東興二轄地势毘連匪徒糾聚攻此竄難獲,

請設立一道于接夾要處俾之臨辰關报敏應. 咨呈太子少保充欽差大臣延茂子黄大人炳炤.

成泰二年二月初四日.集九百五十一, 片二十六.

(Quân thứ Nghĩa Lộ, Hộ đốc Ninh Thái sung Tham tán quân vụ họ Vũ trình việc vây quét đảng của Tán Thuật ở hai tỉnh Hải Dương và Hưng Hóa, mùng 4 tháng Hai năm Thành Thái thứ 2 (1890), Tlđd).

Thông qua Lưu Kỳ - một người Hoa chống Pháp ở Hải Dương mà nghĩa quân Bãi Sậy đã mua được vũ khí từ Trung Quốc với giá rẻ. Báo cáo của Nha Kinh lược Bắc Kỳ ngày 28 tháng Tám năm Thành Thái thứ 2 (tức ngày 11/10/1890) cho biết: “... Tên đầu đảng phỉ là Tán Thuật đã đem đại binh đến trú tại vùng rừng xã Cổ Mãnh (31) cùng với đảng phỉ Thanh mua thêm đạn dược, tấm đốt khá nhiều, lại phái 50 lính pháo chở số đạn dược đó về các hạt Gia Bình, Lang Tài, Cẩm Giàng, Mỹ Hào, Gia Lộc cấp phát”1.

Lợi dụng vùng rừng núi của hai huyện Chí Linh, Đơng Triều của tỉnh Hải Dương, nghĩa quân Bãi Sậy đã tổ chức những đợt “ra, vào bất thường” ở tỉnh Lục Nam, khiến cho quan lại nhà Nguyễn hết sức lo lắng. Ngày 05/10/1890, nghĩa quân do Phó Đề đốc Đinh Quang Lý chỉ huy cùng Lãnh Vịnh (cháu của Đinh Quang Lý), Đề Văn (cháu của Tán Thuật) cùng 250 quân, đóng tại hai xã Yên Mơ và Quang Lang của huyện Chí Linh, uy hiếp các tổng Đan Hội, Trạm Điền của tỉnh Lục Nam. Do vậy, Bố chánh tỉnh Lục Nam Nguyễn Văn Đạt đã đề nghị lên Thống sứ Bắc Kỳ điều binh đến để “giúp cho vùng Lục Nam may mắn được an toàn”. Vào khoảng giữa tháng 10 cùng năm, nghĩa quân do Lãnh Vịnh tấn công địch ở xã Phú Lộc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Do lực lượng chênh lệch, nghĩa quân buộc phải rút lui, một bộ phận phân tán trong tỉnh Hải Dương, còn một bộ phận khác vào rừng núi tỉnh Lục Nam để tránh sự truy đuổi của kẻ thù.

Cũng trong năm 1890, Nguyễn Thiện Kế, em trai của Nguyễn Thiện Thuật, đã tổ chức một số trận đánh ở Hải Dương như trận đánh ở đồn Kẻ Sặt (đầu tháng Giêng), đồn My Động, Thanh Miện (ngày 04/6/1892), ở Mao Điền,

1. 海安總督阮為飛呈事偽赞述將精兵三百清漢相雜砲械潜住靈長社. 據錦江縣員稟敘匪渠名

领潭党夥一百丁洋砲約六十杆餘具有器械現住文台總富祿社. 再據至靈縣稟敘赞述統率大兵住古孟

社林分與清匪渠使買藥彈並烟片数多. 成泰二年八月二十八日. 集一千二百四十四, 片三十三.

(Tổng đốc Hải Yên trình việc ngụy Tán Thuật cùng bè đảng đem theo khí giới đến trú

tại các huyện Chí Linh, Cẩm Giàng. Ngày 28 tháng Tám năm Thành Thái thứ 2 (1890),

tờ 33, tập 1244, châu bản triều Nguyễn, tài liệu Hán Nôm, phông Kinh lược Bắc Kỳ, lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I). Có lẽ khi đó thám báo của Nam triều và thực dân Pháp còn chưa biết việc Nguyễn Thiện Thuật đã sang Trung Quốc.

tỉnh lỵ Hải Dương vào ngày 17/12/18921. Ngày 12/4/1892, trên địa bàn Lang Tài (nay là huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) xảy ra trận đánh lớn, thủ lĩnh Đề Vinh hy sinh, nghĩa quân Bãi Sậy bị tổn thất lớn2. Sau trận này, thủ lĩnh các đội nghĩa quân ở Hải Dương bị bao vây liên tục và lần lượt sa vào tay giặc. Năm 1892, cuộc Khởi nghĩa Bãi Sậy cơ bản chấm dứt3.

Khởi nghĩa Bãi Sậy đã thất bại, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, nhưng đến năm 1891, ở Hải Dương vẫn còn những đội nghĩa binh hoạt động. Báo cáo của Thống sứ Bắc Kỳ Brière cho biết, đến cuối năm 1892, đội quân của Lãnh Quý vẫn cịn hoạt động tương đối mạnh ở huyện Đơng Triều. Ngày 14/11/1892, Đạo quan binh I đã điện báo tới Phủ Thống sứ Bắc Kỳ những thông tin về đội quân của Lãnh Quý như sau: “... Phái viên của đồn Đông

Triều gửi đến đã không phát hiện được gì về sự có mặt của Tán Thuật ở Đơng Triều nhưng phát hiện ra sự có mặt của Đề đốc Q hoặc cịn gọi là Lãnh Quý đã hoạt động từ lâu ở phủ Ninh Giang và Bãi Sậy vừa xâm nhập vào khu Rừng Vàng cùng một băng nhóm khoảng 100 tên có thể để gặp Lãnh Pha. Họ đã tuyển mộ cu li ở Văn Giang và Phúc Tiêu để lập một đồn trên vùng núi. Những thông tin này là đáng tin cậy”4.

Theo các nguồn tin của chính quyền thuộc địa hồi đó thì từ sau năm 1888, trên địa bàn tỉnh Hải Dương cịn có khá nhiều đội nghĩa binh hoạt động, tuy nhiên họ không thể tụ lại thành những trung tâm khởi nghĩa lớn mà phân tán, rải rác trên nhiều địa phương. Điều này chứng tỏ tinh thần kháng chiến của nhân dân trong tỉnh chưa hề giảm sút, nhưng thế và lực của các đội quân khởi nghĩa vũ trang đang bị thu hẹp và suy yếu dần.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)