Sắc lệnh ngày 27/01/1886 của Tổng thống Cộng hòa Pháp quy định cơ cấu tổ chức của chính quyền bảo hộ Trung Bắc Kỳ Xem Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 57 - 60)

I- HẢI DƯƠNG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KỲ PHÁP THUỘC

1. Sắc lệnh ngày 27/01/1886 của Tổng thống Cộng hòa Pháp quy định cơ cấu tổ chức của chính quyền bảo hộ Trung Bắc Kỳ Xem Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung

tâm Lưu trữ quốc gia I: Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt

Nam qua tài liệu lưu trữ (1862 - 1945), Sđd, tr.66-68.

2. Xem Phạm Thị Tuyết: Đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa (1883 - 1945), Sđd, tr.70.3. Xem Thành ủy Hải Dương: Địa chí thành phố Hải Dương, Sđd, t.II, tr.210. 3. Xem Thành ủy Hải Dương: Địa chí thành phố Hải Dương, Sđd, t.II, tr.210.

Quan lại và binh lính người bản xứ đứng trước Dinh Tổng đốc Hải Dương

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Bên cạnh hệ thống chính quyền thuộc địa của người Pháp là hệ thống chính quyền Nam triều đóng vai trị tay sai, phụ giúp người Pháp trong việc thống trị và bóc lột nhân dân trong tỉnh. Đứng đầu là tổng đốc. Dưới quyền tổng đốc là bố chính chun coi việc đinh, điền, thuế khóa, án sát coi việc hình sự; lãnh binh coi việc chỉ huy lực lượng lính lệ; đốc học coi việc học. Tổng đốc Hải Dương trong những năm đầu thực dân Pháp chiếm đóng lần lượt là Lê Hoan (1886 - 1887) và Hoàng Cao Khải (1888 - 1895)1. Trước năm 1923, tỉnh lỵ Hải Dương (thành phố Hải Dương sau này) chưa đủ điều kiện để hình thành một đơn vị hành chính độc lập, mà chỉ được coi là một đặc khu do công sứ và tổng đốc trực tiếp cai quản.

c) Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở Hải Dương từ sau năm 1883

Trong thời gian từ năm 1883 đến khoảng cuối năm 1896, thực dân Pháp chủ yếu xây dựng bộ máy chính quyền, ổn định tình hình chính trị, xã hội,

an ninh trong tỉnh. Tuy nhiên, để nhanh chóng xúc tiến cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cũng bước đầu đầu tư, khai thác trên một số lĩnh vực.

Không chỉ riêng địa bàn tỉnh Hải Dương mà trên cả nước Việt Nam, một trong những lĩnh vực mà người Pháp buộc phải ưu tiên đầu tư xây dựng là hệ thống giao thông vận tải nhằm tạo cơ sở cho các ngành kinh tế phát triển, đồng thời là công cụ hỗ trợ, phục vụ hoạt động quân sự, bộ máy cai trị sẵn sàng vươn tới bất cứ vùng, miền nào mà Pháp đã chinh phục được. Người Pháp cho rằng: “Khơng có những đường bộ, những đường sắt và những kênh đào, các doanh nghiệp chắc sẽ không tiến hành được hoạt động sản xuất và người dân bản xứ chắc sẽ gặp nhiều vấn đề về con người và kinh tế”1.

Ga Hải Dương

Nguồn: Dieulefils-Hanoi

Hải Dương là cầu nối giữa Hà Nội - thủ phủ của Liên bang Đơng Dương và Hải Phịng - hải cảng lớn nhất ở Bắc Kỳ. Thực dân Pháp đầu tư xây dựng tuyến đường sắt và đường bộ gần như song song để kết nối hai đô thị lớn này 1. J.P. Aumiphin: Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đơng Dương (1858 - 1939), Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội, 1994, tr.109.

(đường thuộc địa số 5), trong đó đoạn đường đi qua địa phận tỉnh Hải Dương dài khoảng 45km, bắt đầu đi vào sử dụng từ đầu thế kỷ XX. Cùng với việc xây dựng đường thuộc địa số 5 và đặt nền móng cho việc vận hành tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phịng, những cơng trình giao thơng khác như nhà ga Hải Dương, cầu Phú Lương cũng được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1902.

Bên cạnh tuyến đường thuộc địa số 5, thực dân Pháp cũng đầu tư mở những tuyến đường huyết mạch khác như đường thuộc địa số 18 (Hà Nội - Hòn Gai) với đoạn qua tỉnh Hải Dương dài 36km (từ Chí Linh đến ngã ba ng Bí), đường thuộc địa số 10 (Hải Phịng - Nam Định) với đoạn qua tỉnh Hải Dương dài 10km. Hệ thống đường liên tỉnh cũng được người Pháp xây dựng. Đến năm 1918, chính quyền thuộc địa đã hồn thiện mạng lưới tỉnh lộ dài 386,25km, trong đó có 37km rải đá, 295km ơ tơ có thể đi lại được1. Những con đường này góp phần quan trọng kết nối các địa phương trong tỉnh và giữa Hải Dương với các tỉnh, thành phố khác.

Vận tải đường sông vốn là thế mạnh của Hải Dương. Năm 1887, Công ty vận tải Bắc Kỳ đã thiết lập tuyến vận tải thủy từ Hải Phòng đi Phủ Lạng Thương qua Hải Dương, trong đó Hải Dương là một bến đỗ chính. Tuy nhiên, do sơng Kẻ Sặt bị bồi lấp khiến tàu lớn không thể chạy qua được nên từ năm 18902, bến đỗ Hải Dương khơng cịn nằm trong lộ trình nữa. Việc nạo vét sơng địi hỏi kế hoạch dài hơi, chi phí tài chính lớn nên phải đến thời gian sau người Pháp mới có điều kiện thực hiện.

Chính quyền thuộc địa cũng dành ngân sách trong những năm đầu chiếm đóng cho việc chỉnh trang diện mạo đô thị Hải Dương, trước hết ở mạng lưới giao thơng đơ thị. Trước khi người Pháp chiếm đóng, mạng lưới giao thông ở tỉnh lỵ Hải Dương cịn đơn giản, được hình thành một cách tự phát mà chưa có quy hoạch cụ thể, đường sá nhỏ hẹp, khơng có vỉa hè và rãnh thốt nước nên thường xuyên trong tình trạng ngập lụt, sình lầy mỗi khi có mưa. Sau khi ổn định tình hình, thực dân Pháp đầu tư cải tạo hệ thống đường giao thông đô thị nhằm phục vụ công cuộc cai trị và khai thác lâu dài. Trong những năm 1. Xem Rapport générale de la province de Hai duong de 1917 à 1918 (Báo cáo chung về tỉnh Hải Dương từ năm 1917 đến năm 1918), lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Phông RST, hồ sơ 36531 (4).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)