Tổng đốc Hải Yên trình tình hình vây quét đảng ngụy Lưu Kỳ và Tán Thuật ở tỉnh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 76 - 77)

II- PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VŨ TRANG CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở HẢI DƯƠNG

3. Tổng đốc Hải Yên trình tình hình vây quét đảng ngụy Lưu Kỳ và Tán Thuật ở tỉnh

Lục Nam, ngày 25 tháng Sáu năm Thành Thái thứ 3 (1891), tờ 36, tập 1568, tài liệu Hán

Hải Dương (tháng 7/1888), tiêu diệt được đội quân do quan hai Teyssandieur Laubarède chỉ huy. Tháng 10/1888, nghĩa quân đánh đồn Lang Tài1 cách Hải Dương 6km. Đêm 02/12/1888, nghĩa quân tập kích đồng loạt hai đồn binh Pháp ở Tứ Kỳ và Yên Phương2.

Từ tháng Giêng năm 1887, Nguyễn Thiện Giang (em trai của Nguyễn Thiện Thuật) trở lại tỉnh Hải Dương và liên kết với một số thủ lĩnh địa phương tấn công ba tàu của Pháp đi trên sông Luộc và đã khống chế được một chiếc. Cũng trong năm đó, Nguyễn Thiện Thuật xuất hiện ở làng Bối Giang (huyện Ninh Giang). Ngay lập tức, một đoàn quân của Pháp bao gồm lính lê dương, lính châu Phi và lính khố đỏ chia ba mặt đánh vào Bối Giang. Tuy nhiên, Nguyễn Thiện Thuật, Lãnh Khoát và những thủ lĩnh khác đều đã kịp rút lui. Bên cạnh đó, Tán Quý và đội nghĩa quân cũng hoạt động mạnh ở Gia Lộc, Tứ Kỳ3.

Ngày 11/11/1888, Hoàng Cao Khải cùng đồn trưởng Mỹ Hào là Louis Ney mang 60 lính dân vệ và 40 lính của tỉnh đến gặt lúa của nghĩa quân ở Lưu Trung (nay thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), bị nghĩa quân đánh cho đại bại. Louis Ney cùng 31 lính tử trận. Hồng Cao Khải suýt bị bắt sống. Ngày 12/12/1888, 400 nghĩa quân Bãi Sậy (trong đó có 200 tay súng) tấn công đồn Tứ Kỳ làm cho viên trưởng đồn và 3 lính bị thương4. Trước tình hình đó, thực dân Pháp càng quyết tâm tập trung lực lượng bao vây tiêu diệt nghĩa quân Bãi Sậy, tăng cường bao vây, càn quét các vùng mà chúng nghi là có nghĩa qn hoạt động. Trước tình thế khó khăn, giữa năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật phải vượt qua biên giới, tạm lánh sang Trung Quốc (tháng 7/1889).

Trước lúc chia tay, Đốc Tít đã tặng Nguyễn Thiện Thuật bài thơ để bày tỏ tình cảm và sự khâm phục của mình đối với lãnh tụ nghĩa qn Bãi Sậy:

Trí dũng sinh ra sẵn có thừa, Kính u thân mến chẳng cịn sơ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)