Giao thông vận tả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 149 - 151)

III- KINH TẾ HẢI DƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT

5. Giao thông vận tả

Cho đến trước khi có sự can thiệp của người Pháp, mạng lưới giao thơng ở Hải Dương cịn hết sức sơ sài. Sau khi hồn thành cơng cuộc xâm chiếm Việt Nam, đặc biệt là trong những năm 1897 - 1918, một trong những mối quan tâm hàng đầu của thực dân Pháp là xây dựng các tuyến đường giao thơng nhằm phục vụ cơng cuộc bình định và khai thác thuộc địa. Ngồi việc khai thác triệt để các tuyến đường giao thơng sẵn có, thực dân Pháp cho xây dựng thêm một số tuyến đường sắt quan trọng và nhiều tuyến đường bộ các loại, bao gồm: đường thuộc địa, đường liên tỉnh, đường nội tỉnh và đường đơ thị. Theo đó, hệ thống đường sá đã dần được hình thành và vươn đến hầu khắp các địa phương.

Một đoàn tàu hỏa đang chạy qua cầu Phú Lương

Nguồn: Harrison Forman

Nhằm kết nối giữa Hà Nội - thủ phủ của Liên bang Đông Dương với thành phố Hải Phòng - hải cảng lớn nhất ở miền Bắc Đông Dương, thực dân Pháp đã làm tuyến đường sắt và đường bộ (đường thuộc địa số 5) Hà Nội - Hải Phòng chạy gần như song song, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương có chiều dài 45km. Các kỹ sư thi cơng đã cho lấp dịng phía tây của sơng Thái Bình ở hai đầu (một đầu lấp để làm đường sắt từ ga Hải Dương tới chân cầu Phú Lương, một đầu lấp ở đầu phố Tam Giang để làm đường bộ tới chân cầu Phú Lương). Cùng với đó, cơng trình ga Hải Dương cũng được xây dựng ở khu vực tỉnh lỵ. Đến năm 1902, đường bộ, đường sắt, ga Hải Dương cơ bản xây dựng xong và bắt đầu được sử dụng. Ngồi tuyến đường sắt Hải Phịng - Vân Nam chạy qua địa bàn tỉnh Hải Dương thì ở Hải Dương giai đoạn 1905 - 1914 cịn có tuyến đường sắt nội tỉnh Ninh Giang - Cẩm Giàng chính thức thơng tuyến từ ngày 25/01/1905. Sau đó, do hoạt động kém hiệu quả, tuyến đường này đã ngừng hoạt động vào ngày 25/12/1914.

Trong giao thông đường bộ, thời kỳ này ở Hải Dương có nhiều cây cầu lớn được xây dựng, điển hình là cầu Phú Lương và cầu Lai Vu. Cầu Phú Lương bắc qua sông Thái Bình vào tỉnh lỵ Hải Dương, cịn cầu Lai Vu trên sơng Lai Vu đi Hải Phịng.

Cùng với đó, tuyến đường thuộc địa số 18 (Hà Nội - Hòn Gai), đoạn qua địa bàn Hải Dương có chiều dài 43km. Tuyến đường thuộc địa số 10 nối giữa Nam Định và Hải Phịng, đoạn qua Hải Dương có chiều dài hơn 10km. Đây là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối Hải Dương với các tỉnh lân cận. Ngoài ra, mạng lưới đường tỉnh lộ với tổng chiều dài (tính đến năm 1918) là 386,25km, trong đó có 37km được rải đá, 295km ơ tơ có thể đi lại được, chỉ cịn lại 54km ơ tơ khơng đi lại được do chưa xây dựng được cống ngầm1.

Trong giai đoạn 1897 - 1918, ngoài trung tâm các phủ, huyện, tỉnh lỵ Hải Dương là nơi có mạng lưới giao thơng khá phát triển. Đến đầu thế kỷ XX, mạng lưới đường sá ở tỉnh lỵ về cơ bản được hình thành trong hầu khắp đơ thị Hải Dương. Đường thuộc địa số 5 chia thành nhiều đoạn chạy qua tỉnh lỵ và trở thành trục đường chính của tỉnh. Từ trục đường chính này, có rất nhiều đường nhánh chạy thẳng cắt ngang qua khu dân cư thị xã Hải Dương, hướng ra bờ sông Kẻ Sặt đến các vị trí quan trọng như bến cảng, Tịa Cơng sứ, Bưu điện, Sở thuế, Kho bạc, Sở Cơng chính, Tịa án, chợ Mới... và các đường mới chạy qua khu thành cổ, đường nối đến khu dinh thự của các quan lại Nam triều phía ngồi cửa Đơng thành cổ... Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX, có rất ít các con đường chính được rải đá, cịn lại vẫn là những con đường đất.

Mạng lưới đường sá đô thị Hải Dương đến đầu thế kỷ XX được định hình như sau:

- Đường thuộc địa số 5, nhân dân vẫn quen gọi đường cái Tây2.

- Đường từ Tòa Cơng sứ chạy men theo sơng Kẻ Sặt về phía tây, qua khu bến cảng, qua khu phố người Âu và giao cắt với đường đi Ninh Giang3.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)