Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 127 - 129)

III- KINH TẾ HẢI DƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT

1. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế

Từ đầu thế kỷ XX, sau khi cơ bản bình định xong toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa, với chương trình quy mơ lớn lần thứ nhất do Tồn quyền Đông Dương Paul Doumer đề xuất. Kể từ năm 1888 đến năm 1918, riêng số vốn của tư bản tư nhân Pháp bỏ ra để đầu tư ở Đông Dương đã lên tới 492 triệu francs vàng.

Bảng 2.1: Vốn đầu tư của tư bản Pháp ở Đông Dương

từ năm 1888 đến năm 19181

STT Ngành kinh doanh Số vốn (triệu francs)

1 Công nghiệp 249

2 Vận tải 128

3 Thương nghiệp 75

4 Nơng nghiệp 40

Tổng cộng 492

Nhìn chung, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Bắc Kỳ, vốn đầu tư được tập trung chủ yếu vào hai ngành khai mỏ và giao thông vận tải, chiếm tới 77% tổng số vốn đầu tư của các công ty tư bản tư nhân. Trong khi đó, nơng nghiệp là ngành kinh tế truyền thống và cơ bản của nhân dân Việt Nam thì khơng được chú ý đầu tư phát triển đúng mức. Số vốn đầu tư vào nơng nghiệp ít nhất, chỉ chiếm 8% tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương. 1. Xem C. Robequain: L’Évolution économique de l’Indochine Franỗaise (Sự tiến triển

Thời kỳ này, chính quyền thực dân đã thực hiện nhiều chính sách đối với nơng nghiệp như quy định quyền tư hữu ruộng đất trên toàn thể ba kỳ, đồng thời quy định lại đơn vị tính diện tích ruộng đất cho từng xứ. Theo đó, ở Bắc Kỳ một mẫu được quy định là 3.600m2. Ngày 01/5/1900, chính quyền thuộc địa ra Nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong luật pháp phong kiến, tạo cơ sở để cướp đoạt ruộng đất của nơng dân. Nhiều diện tích đất màu mỡ của nơng dân bị thực dân Pháp coi là “đất hoang”, “đất vô chủ” để chiếm đoạt. Đặc biệt, hầu hết ruộng đất của Việt Nam thời kỳ này được chính quyền thuộc địa cho “phát canh thu tô”. Ngành sản xuất chủ đạo trong nông nghiệp vẫn là trồng lúa để tiêu dùng và xuất khẩu của thực dân Pháp.

Trong q trình đơ hộ tỉnh Hải Dương, thực dân Pháp thực thi chính sách kinh tế bảo thủ và phản động, vừa duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu vừa kết hợp một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Trong chính sách kinh tế ở Hải Dương, thực dân Pháp đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư vốn vào ngành khai thác mỏ. Theo đó, chính quyền thuộc địa tập trung xây dựng và phát triển khu mỏ Mạo Khê và Đông Triều. Năm 1916, thực dân Pháp thành lập Cơng ty than Đơng Triều1. Ngồi ra, thực dân Pháp còn khai thác thêm 6 mỏ than ở Tràng Bạch (Đơng Triều) và Cổ Kênh (Chí Linh), mỗi năm khai thác hơn chục vạn tấn than đá và than sạch. Than đá khai thác được bán ở cả nội địa, chính quốc và xuất sang các nước Anh, Trung Quốc, đem lại một nguồn lợi khá lớn.

Ngồi khai thác than, thực dân Pháp cịn khai thác đất, đá phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng như đường sá, nhà cửa...

Trong nông nghiệp, nhiều đồn điền được lập ra, cùng với đó là sự phát triển của cây lúa, cây hoa màu... và những vấn đề liên quan đảm bảo cho nông nghiệp phát triển như thủy lợi, giống, phân bón, v.v..

Đối với thương nghiệp, chủ yếu chỉ trao đổi các mặt hàng nông sản như ngô, lúa, sắn, gia súc, gia cầm và các sản phẩm thủ công. Số người chuyên hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ (1%), lại bị thực 1. Đến năm 1928 - 1929, số công nhân ở mỏ than Đông Triều là 500 người và mỏ Mạo Khê là 300 người.

dân Pháp chèn ép nên khơng thể phát triển. Một số nơi tuy có những cửa hiệu buôn bán lớn nhưng chủ yếu do Hoa kiều nắm giữ.

Hơn nữa, thương nghiệp Hải Dương được thực dân Pháp cho phép phát triển nhằm phục vụ việc thơng thương và xuất khẩu các loại hàng hóa như than đá, nhựa thông, gỗ, lương thực, thực phẩm, một số loại gia súc, gia cầm,...

Để phục vụ việc khai thác kinh doanh, thực dân Pháp thành lập hệ thống ngân hàng và phát hành giấy bạc. Ngay từ đầu, các cơng ty, nhà máy ở Hải Dương có quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng Đơng Dương.

Tóm lại, tình hình kinh tế Hải Dương dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất đã vận động theo hướng: công thương nghiệp, giao thông vận tải đã chiếm tỷ trọng cao hơn trước. Từ những năm đầu thế kỷ XX, một số ngành công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có những thay đổi, trong khi đó nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp hầu như chưa biến đổi gì nhiều. Những thành quả kinh tế bước đầu đạt được chủ yếu phục vụ cho nhu cầu khai thác, bóc lột của thực dân Pháp, cịn đời sống của nhân dân Hải Dương không thay đổi so với giai đoạn trước đó, nếu khơng muốn nói là ngày càng trở nên tồi tệ hơn do tác động của chính sách đất đai và chính sách thuế khóa của chính quyền thực dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)