Lược ghi về tỉnh Hải Dương năm 1899 Dẫn theo Phạm Thị Tuyết: Đô thị Hả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 62 - 63)

I- HẢI DƯƠNG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KỲ PHÁP THUỘC

3. Lược ghi về tỉnh Hải Dương năm 1899 Dẫn theo Phạm Thị Tuyết: Đô thị Hả

Cuối thế kỷ XIX, ở Hải Dương mới manh nha có một số cơ sở kinh tế mới như một lị mổ xây dựng từ năm 1888 ở phía tây thành Đông, xa khu dân cư để quản lý việc giết mổ cũng như thu thuế, đảm bảo vệ sinh ở đô thị mới. Đến đầu thế kỷ XX, công thương nghiệp ở Hải Dương bắt đầu phát triển. Về công nghiệp, ngay sau khi chiếm được Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã bắt tay vào lĩnh vực khai mỏ. Khai mỏ luôn nằm trong những lĩnh vực mà người Pháp ưu tiên đầu tư khai thác trong suốt quá trình cai trị tại Việt Nam. Theo báo cáo của Công sứ Groleau, năm 1899, thực dân Pháp đầu tư khai thác tại vùng núi Đông Triều, Mạo Khê (lúc này vẫn thuộc tỉnh Hải Dương) với mỏ than, mỏ cao lanh và một công trường khai thác đá trên bờ sông Kinh Thầy (giữa Yên Lưu và Đông Triều)1. Ngoài khai mỏ, trước khi thành phố Hải Dương được thành lập, ở Hải Dương chỉ có hai cơ sở công nghiệp là Nhà máy Rượu và Nhà máy Chai đều thuộc Công ty Nấu rượu Đông Dương. Năm 1895, Nhà máy Rượu Hà Nội được xây dựng, là chi nhánh của Cơng ty Nấu rượu Đơng Dương, có trụ sở chính ở Paris. Đây là cơng ty được chính quyền thuộc địa giao độc quyền nấu rượu ở Đông Dương. Năm 1905, nhà máy rượu ở Hải Dương được xây dựng2, trở thành một trong ba chi nhánh của Công ty Nấu rượu Đông Dương ở Bắc Kỳ (cùng với Hà Nội và Nam Định).

Như vậy, trong những năm đầu dưới chế độ thuộc địa của người Pháp, tỉnh Hải Dương đã trải qua những sự biến đổi quan trọng cả về địa giới hành chính cũng như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Những biến đổi đó nằm trong bước ngoặt lớn của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX: từ một nước quân chủ phong kiến trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp. Mặc dù đã áp đặt được ách thống trị lên Hải Dương và đang chuẩn bị cho quá trình khai thác, bóc lột thuộc địa, nhưng thực dân Pháp vẫn phải thường xuyên đối phó với phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống lại ách thống trị ngoại bang.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 1) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)