Động mạch hàm trong Là nhánh tận lớn nhất của động mạch cảnh ngoài, tách từ phía sau cổ của xương hàm dưới Thuật ngữ IMA là không cần thiết vì khơng có động mạch hàm

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 35 - 39)

sau cổ của xương hàm dưới. Thuật ngữ IMA là khơng cần thiết vì khơng có động mạch hàm ngồi. Tuy nhiên ngày nay vẫn sử dụng thuật ngữ đó như một thông lệ. IMA chạy ấn vào tuyến mang tai, sau đó lên tới gần đầu dưới của cơ chân bướm ngoài (lateral pterygoid) và đi sâu vào hố chân bướm khẩu cái (pterygopalatine fossa) giữa hai đầu của cơ đó. Động mạch này được chia làm 3 đoạn: hàm dưới, chân bướm, chân bướm khẩu cái. Các nhánh bên: động mạch tai sâu, động mạch nhĩ trước, động mạch màng não giữa, nhánh màng não phụ, nhánh nguyệt răng dưới, nhánh thái dương sâu, nhánh chân bướm, nhánh cơ cắn, nhánh má – miệng, nhánh nguyệt răng sau trên, nhánh dưới ổ mắt, nhánh khẩu cái lớn, nhánh hầu, nhánh cho ống chân bướm, động mạch chân bướm khẩu cái.

Hình 5.9. IMA trên hình chụp mạch máu.

5.4. ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG

Có nhiều hệ thống phân đoạn động mạch cảnh trong. Trong đó thường dùng nhất là phân đoạn theo tác giả Bouthillier (1996). Chia làm 6 đoạn: C1 – đoạn cổ (cervical), C2 – đoạn trong xương đá (petrous), C3 – đoạn qua lỗ rách (lacerum), C4 – đoạn trong xoang hang (cavernous), C5 – đoạn mấu giường (clinoid), C6 – đoạn thị giác (ophthalmic), C7 – đoạn thông nối (communicating).

5.4.1. Đoạn C1

Đoạn này bắt đầu từ chỗ phân chia của CCA, tận hết ở nền sọ và thường không phân nhánh. Chỗ phân chia của CCA thường ngang mức C3. ICA nhận khoảng 80% dòng máu của CCA. ICA đi trong bao cảnh, cùng với tĩnh mạch cảnh và thần kinh phế vị. Gồm 2 phần:

34

 Hành cảnh (xoang cảnh): phần dãn khu trú của ICA tại nguyên ủy, khoảng 7,4 mm đường kính, trong khi đó đường kính CCA là 7 mm và 4,7 mm ở đầu xa của hành cảnh. đường kính, trong khi đó đường kính CCA là 7 mm và 4,7 mm ở đầu xa của hành cảnh.

 Đoạn cổ lên: đường kính mạch máu tương đối hằng định.

Hình 5.10. Phân đoạn ICA.

5.4.2. Đoạn C2

Đoạn này nằm trong ống cảnh, bắt đầu từ lỗ cảnh đi vào nền sọ đến bờ sau của lỗ rách. Tại lỗ vào của ống cảnh, bao cảnh tách làm hai lớp: lớp trong liên tiếp với lớp màng xương của ống cảnh và lớp ngồi thì liên tiếp với lớp màng xương ở mặt dưới của hộp sọ. Trong ống cảnh, ICA được bao bọc bởi đám rối tĩnh mạch, đây là phần tĩnh mạch được kéo dài từ xoang hang xuống và vài sợi thần kinh tự chủ tách ra từ hạch cổ trên cũng bao quanh ICA đoạn này. Đầu tiên động mạch đi thẳng đứng, sau đó động mạch chuyển sang nằm ngang tạo một góc gần 90o. Các nhánh bên: nhánh màng xương, nhánh cảnh – nhĩ, động mạch Vidian.

5.4.3. Đoạn C3

Là một đoạn ngắn lướt qua lỗ rách đến xoang hang, lỗ rách có đường kính khoảng 1 cm, được lấp đầy bởi mơ sụn và khơng có cấu trúc nào đi qua (ngoại trừ thần kinh Vidian) nên lỗ rách không phải là một lỗ thực sự. Đoạn C3 tách biệt với C4 bởi dây chằng lưỡi đá (petrolingual ligament), là một nếp nhỏ nhô lên từ lớp màng xương trải dài từ lưỡi xương bướm đến đỉnh của xương đá. Đoạn C3 dưới hạch dây V nên còn được gọi là đoạn sinh ba.

5.4.4. Đoạn C4 – cavernous

Hình chữ S, chạy từ bờ trên của dây chằng lưỡi đá qua xoang hang đến đầu gần của vòng màng cứng. Đoạn C4 được bao quanh bởi các mô thưa thớt, mô mỡ, các dây giao cảm, các tĩnh mạch đổ vào xoang hang. Đoạn này dính vào thành của xoang bướm (dày khoảng 0,5 mm). 90% là tách biệt hồn tồn, 10% cịn lại khơng có vách xương ngăn giữa xoang bướm và ICA, đây là bất thường quan trọng cần phải luôn ghi nhớ khi phẫu thuật vùng xoang bướm. Gồm 5 phân đoạn: dọc sau, cong sau, ngang (phần lớn nhất), cong trước và dọc trước.

Phân nhánh

 Thân sau: nhánh lều (tentorial), nhánh yên dưới (inferior hypophyseal), nhánh lưng màng não (dorsal mengingeal). màng não (dorsal mengingeal).

 Thân bên: nhánh trước giữa, nhánh trước bên, nhánh sau.  Nhóm nhánh trong.  Nhóm nhánh trong.

5.4.5. Đoạn C5

35

Mỏm yên trước nằm ở phía trên và phía ngồi của đoạn này. Đoạn này được mơ tả là nằm trong màng cứng, ICA được bao quanh bởi đám rối tĩnh mạch đổ vào xoang hang. Chính vì vậy có thể dễ gây biến chứng khi phẫu thuật vùng này. Đoạn này ICA thường không phân nhánh.

5.4.6. Đoạn C6

Đoạn này ICA bắt đầu đi vào khoang dưới nhện sau khi chui qua vòng màng cứng. Đi từ đầu xa của vòng màng cứng đến nguyên ủy của động mạch mắt, dài trung bình khoảng 9,6 mm. Thần kinh II chạy phía trên và trong đoạn này và xoang bướm nằm phía trước dưới. Phân nhánh: động mạch mắt (ophthalmic) và nhánh yên trên.

5.4.6.1. Động mạch mắt

Động mạch mắt tách từ mặt trước ICA phía trong mỏm yên trước sau khi ICA đi xun qua vịng màng cứng. Động mạch đi phía trước ngồi thần kinh thị trong ống thị giác. Trong ổ mắt động mạch tạo vịng xoắn dưới ngồi thần kinh thị trong 83% các trường hợp, 17% còn lại đi phía dưới trong thần kinh thị và đi xuyên qua thần kinh này. Đường kính động mạch tại nguyên ủy là 1,4 mm. Động mạch mắt chia làm 3 đoạn: đoạn nội sọ, đoạn trong ống thị giác, đoạn trong ổ mắt và chia làm 3 nhóm phân nhánh: nhóm thị giác, nhóm ổ mắt và nhóm ngồi ổ mắt. Động mạch mắt tạo vòng nối khá rộng với ECA.

Nhóm thị giác: động mạch trung tâm võng mạc và động mạch thể mi. Nhóm ổ mắt: nhánh lệ, nhánh cơ.

Nhóm ngồi ổ mắt: nhánh sàng, nhánh mí mắt, phần tận của động mạch mắt là nhánh trên ròng rọc.

Hình 5.11. Động mạch mắt trên hình chụp mạch máu.

5.4.6.2. Động mạch yên trên

Nguyên ủy của động mạch yên trên trong động mạch mắt khoảng 5 mm. Động mạch này xuất hiện với hai hình thức: 42% các trường hợp là một nhánh lớn sau đó chia thành nhiều nhánh nhỏ, cịn lại là 2 hoặc 3 nhánh yên trên. Động mạch này chạy ra trước đến nguyên ủy của cuống tuyến yên và nối với nhánh đối bên và PCoA tạo thành tuần hoàn quanh phểu. Đám rối quanh phểu này cấp máu cho cuống tuyến yên và thùy trước tuyến yên.

5.4.7. Đoạn C7

Bắt đầu từ đầu gần đến nguyên ủy của PCoA và tận cùng bằng cách chia hai nhánh động mạch não trước (ACA) và động mạch não giữa (MCA).

5.4.7.1. Động mạch thông sau.

Tách từ ICA cách động mạch mắt khoảng 9,6 mm và cách chỗ phân chia 2 nhánh tận của ICA khoảng 9,7 mm. Đi theo hướng sau trong khoảng 12 mm rồi nối với PCA tại vị trí giữa P1 và P2. Các nhánh xuyên: có khoảng 4 đến 12 nhánh xuyên, các nhánh này tận hết ở sàn não thất III, dải thị, cuống tuyến yên, đồi thị, bao trong. Những mạch máu này gọi là nhánh xuyên đồi thị phân biệt với các nhánh xuyên đồi thị tách từ PCA.

36

Hình 5.12. Động mạch thơng sau bào thai.

5.4.7.2. Động mạch mạch mạc trước (anterior choroidal artery)

Tách ở mặt sau bên của ICA, cách nguyên ủy PCoA khoảng 2 – 4 mm, cách chỗ phân chia nhánh tận của ICA khoảng 5,6 mm. Đường kính trung bình của động mạch này là 1 mm. Động mạch này cấp máu cho tia thị, bèo nhạt, trung não, đồi thị, thân gối bên, hồi hải mã, chi sau bao trong. Tắc động mạch này có thể gây: liệt ½ người đối bên, mất cảm giác ½ người, bán manh, rối loạn trí nhớ, ngủ gà. Vùng não bị ảnh hưởng bởi tổn thương động mạch này trên CT là chi sau bao trong.

Hình 5.13. Động mạch mạch mạc trước.

5.5. ĐỘNG MẠCH NÃO TRƯỚC

Có một số hệ thống phân đoạn ACA, trong đó hệ thống phân đoạn thường dùng và đơn giản nhất là chia ACA làm 3 đoạn: A1, A2, A3

37  A1: từ ICA đến động mạch thông trước (AcoA)

 A2: từ ACoA đến nguyên ủy của nhánh viền trai và quanh thể chai.  A3: nhánh xa.  A3: nhánh xa.

5.5.1. Đoạn A1

Đoạn này cịn gọi là đoạn trước thơng nối, bắt đầu từ nguyên ủy ở ICA chạy theo hướng trên trong đến chổ thông nối với ACoA ở mặt trong của rãnh liên bán cầu. Động mạch chạy phía trên giao thoa thị giác hoặc thần kinh thị. Dài trung bình khoảng 4 mm và đường kính 1,7 mm.

Phân nhánh:

 Các nhánh xuyên có thể chia thành nhánh trên và nhánh dưới. Khoảng 2 – 15 nhánh trên là các nhánh đậu vân chạy phía trên sau cấp máu cho trước vùng dưới đồi, vách trong suốt, mép là các nhánh đậu vân chạy phía trên sau cấp máu cho trước vùng dưới đồi, vách trong suốt, mép trước, vòm não, thể vân trước. Các nhánh dưới cấp máu cho giao thoa thị giác và thần kinh thị.

 Động mạch thông trước: các nhánh xuyên của ACoA được chia ra là nhánh dưới chai, dưới đồi, giao thoa theo vùng cấp máu của động mạch. Nhánh dưới chai là nhánh đơn và lớn dưới đồi, giao thoa theo vùng cấp máu của động mạch. Nhánh dưới chai là nhánh đơn và lớn nhất của ACoA cấp máu cho vách trong suốt, vòm não dọc, thể chai và tấm cùng. Nhánh dưới đồi là nhánh nhỏ hơn và nhiều nhánh. Nhánh giao thoa gặp trong 20%.

5.5.2. Đoạn A2

Đoạn này đi theo hướng thẳng đứng từ ACoA đến chỗ phân chia của nó thành nhánh quanh chai và viền chai, dính vào gối thể chai. Theo định nghĩa này đoạn A2 dài khoảng 43 mm. Đoạn A2 phải và trái đi với nhau trong rãnh liên bán cầu, đoạn A2 bên phải thường ra trước hơn (72% các trường hợp) so với bên trái trên mặt phẳng sagital.

Phân nhánh

 Các nhánh xuyên: xuyên qua hồi thẳng và rãnh khứu.

 Nhánh quặt ngược Heubner: là động mạch đậu vân lớn vòng về, chạy ngược hướng với đoạn A1 và đi vào chất thủng trước đến chổ phân chia của ICA. Cấp máu cho đầu nhân đuôi, chi đoạn A1 và đi vào chất thủng trước đến chổ phân chia của ICA. Cấp máu cho đầu nhân đuôi, chi trước bao trong và phần trước nhân bèo, thường không đủ lớn để thấy trên DSA.

 Nhánh trán - ổ mắt: nhánh vỏ đầu tiên của đoạn A2, hướng ra trước đến hồi thẳng, hành khứu và mặt trong của dưới thùy trán. khứu và mặt trong của dưới thùy trán.

 Nhánh cực trán (frontopolar artery): thường là nhiều mạch máu tách từ đầu xa đoạn A2 dưới thể chai, chạy theo hướng ra trước và lên trên. dưới thể chai, chạy theo hướng ra trước và lên trên.

5.5.3. Đoạn A3

Được định nghĩa là đoạn xa của ACA đến nguyên ủy các nhánh quanh chai – viền trai. Phân nhánh

 Nhánh quanh chai: là thân chính của ACA vòng trên, ra sau thể chai cho nhiều nhánh nhỏ chạy phía ngồi thể chai. nhỏ chạy phía ngồi thể chai.

 Nhánh viền chai: nhánh lớn thứ 2 của đầu xa ACA, chạy vòng lên ra sau hồi đai.  Nhánh trán trong: cấp máu cho hồi trán trên.  Nhánh trán trong: cấp máu cho hồi trán trên.

 Nhánh cạnh trung tâm: cấp máu cho tiểu thùy cạnh trung tâm.

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)