Tổn nhu mô não do tia xạ 6,4%. Tổn thương thần kinh sọ 1%.
Động kinh mới xuất hiện hoặc xấu hơn 0,8%. Tử vong 0,2%.
8.9.4. Gây tắc bằng can thiệp nội mạch
Báo cáo đầu tiên về gây tắc AVM não xuất hiện năm 1960. Một BN với một AVM lớn ở rãnh Sylvian được phẫu thuật bộc lộ ICA đoạn cổ và dùng 4 khối cầu methymetacrylate, có kích cỡ từ 2,5 – 4,2 mm để gây tắc tổn thương. Trên phim chụp mạch não cho thấy gây tắc gần hoàn tồn tổn thương và dịng máu trong các mạch máu bình thường khá tốt. Kỹ thuật này mở ra một kỹ nguyên phát triển can thiệp nội mạch bằng cách sử dụng một catheter khá lớn đặt vào động
79
mạch đùi. Các khối cầu được bơm từng khối một qua catheter vào vịng tuần hồn não. Sự hiện diện của các khối cầu đi qua các mạch máu được thấy trên màn hình huỳnh quang giống như quả bóng đi trong một đường ống. Các kỹ thuật này ln gặp rắc rối vì khơng biết khối cầu đó sẽ nằm ở đâu. Nhưng do các dòng chảy lưu lượng cao vào AVM nên hầu hết khối cầu sẽ nằm ở đầu tận động mạch nuôi của tổn thương.
Giới hạn gây tắc AVM trong những năm 1960 do thiếu các catheter hữu ích cũng như các nguyên liệu gây tắc. Thời kỳ ấy gây tắc bằng hạt trôi theo dịng chảy, bóng gây tắc, đưa các vật liệu gây tắc qua kim chọc mang bóng qua da được báo cáo trong những năm 1970.
Nhiều tác nhân gây tắc được sử dụng từ những năm 1970 và những năm đầu 1980 gồm: chỉ silk, polyvinyl alcohol (PVA), isobutyl – 2 – cyanoacrylate (I – BCA). Có báo cáo cho rằng I – BCA có độc tính và có khả năng sinh ung thư trên động vật dẫn tới việc rút vật liệu này ra khỏi thị trường và thay bằng N – butyl – 2 – acynoacrylate (n – BCA).
Sự phát triển trong thiết kế các catheter vào những năm 1980 cho phép các catheter có thể chọn lọc vào cuống của AVM. Sự xuất hiện của microcatheter magic trơi theo dịng chảy là một bước đột phá lớn trong can thiệp nội mạch gây tắc AVM. Với một microwire 0,010 inch đi kèm và microcatheter được phủ một lớp hydrophilic cho phép chọn lọc vào nidus.
Trong những năm 1990, n – BCA và polyvinyl alcohol là những nguyên liệu gây tắc AVM được sử dụng nhiều nhất. FDA chấp thuận việc sử dụng n – BCA (Trufill, Codman) vào năm 2000. Trong khi ưu điểm chính của n – BCA là khả năng tái thông của AVM khá thấp, so với PVA (có thể có nguy cơ tái thơng), do tính chất dính của n – BCA nên thao tác bơm cần hết sức cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ dính catheter. Một nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh n – BCA với PVA trong gây tắc AVM trước mổ thấy rằng khơng có sự khác biệt và cả 2 tác nhân này cho tỷ lệ ngang nhau về giảm kích thước nidus và số lượng cuống động mạch nuôi được gây tắc. Một điều thú vị nữa là mặc dù tỷ lệ chung về các biến chứng trong quá trình thủ thuật là tương tự nhau ở cả 2 nhóm, BN được điều trị với PVA có tỷ lệ xuất huyết sau cắt AVM cao hơn rõ rệt so với những BN được điều trị với n – BCA (18,7% so với 4,8%).
Ethylene vinyl alcohol copolymer trong dimethyl sulfoxide solution (Onyx) được giới thiệu vào năm 1990. Mặc dù onyx bản chất là tác nhân gây tắc sử dụng trong điều trị túi phình, cho kết quả khá thất vọng trong nghiên cứu ngẫu nhiên ở Bắc Mỹ, sau đó có những kết quả đáng khích lệ đầu tiên khi sử dụng tác nhân này để điều trị AVM. Onyx được FDA công nhận và sử dụng gây tắc AVM trước phẫu thuật vào năm 2005.
Kết quả gây tắc