IV Xuất huyết não thất hoặc trong não kèm theo SAH lan tỏa hoặc khơng.
Khám phản xạ cũng có thể định vị tổn thương (vì một tổn thương cấp thường sẽ gây mất hoặc giảm phản xạ dưới mức tổn thương).
hoặc giảm phản xạ dưới mức tổn thương).
Bảng 11.3. Các mốc phản xạ.
Tầng Phản xạ Tầng Phản xạ
C5 – C6 Cơ nhị đầu T11 – T12 Da bụng dưới
C6 – C7 Cơ duỗi cổ tay quay L2 – L3 Da bìu
124
T9 – T10 Da bụng trên S1 – S2 Gót
S2 – S3 – S4 Da quanh hậu môn, hành hang, cương cứng dương vật
11.5.5. Các tổn thương tủy
Tổn thương tủy hoàn toàn: mất hoàn toàn vận động và cảm giác.
Hội chứng Brown – séquard: cùng bên (liệt vận động, cảm giác sâu), đối bên (mất cảm giác đau nhiệt). giác đau nhiệt).
Hội chứng tủy trước: do tổn thương 2/3 trước của tủy sống. Gây liệt vận động, giảm/mất cảm giác đau nhiệt, bảo tồn cảm giác sâu. cảm giác đau nhiệt, bảo tồn cảm giác sâu.
Hội chứng tủy sau: tổn thương ít gặp. Mất cảm giác nơng, sâu nhưng bảo tồn cảm giác đau – nhiệt và vận động. đau – nhiệt và vận động.
Hội chứng tủy trung tâm: thường gặp trong tổn thương tủy cổ. Liệt chi trên > chi dưới, mất cảm giác đau nhiệt ở một vài khoanh da kế cận. mất cảm giác đau nhiệt ở một vài khoanh da kế cận.
Hội chứng chùm đuôi ngựa: tổn thương dưới tủy sống. Liệt vận động, rối loạn cảm giác vùng hội âm, mất PX hậu mơn, rối loạn cơ trịn. vùng hội âm, mất PX hậu mơn, rối loạn cơ trịn.
11.6. HÌNH ẢNH HỌC 11.6.1. X quang thường qui 11.6.1. X quang thường qui
Đối với CS cổ: chỉ định cho những BN có triệu chứng sau chấn thương ở vùng cổ, với các tư thế thẳng, nghiêng, chếch, há miệmg, lấy đến C7 – T1. Nếu không thấy được vùng chuyển tiếp C7 – T1 thì chụp thêm tư thế swimmer. Khi đọc phim X quang cột sống cổ ở tư thế nghiêng, có 4 đường cong quan trọng: đường đầu tiên tương ứng với dây chằng dọc trước, 2 đường tiếp theo tương ứng với thành trước và thành sau ống sống, đường cuối cùng là nối liền các mỏm gai. Ở tư thế thẳng, quan sát được vị trí các mỏm gai, trật xoay các mặt khớp. Tư thế há miệng được dùng để đánh giá mấu răng C2. Tư thế chếch quan sát rõ chân cung, lỗ liên hợp, mặt khớp.
Đối với CS lưng và thắt lưng: thẳng và nghiêng. Chỉ định trong những trường hợp: tai nạn giao thông té cao ≥ 06 feet, than đau lưng, bất tỉnh, không khả năng mô tả chắc chắn đau lưng hay có thay đổi tâm thần khó khăn cho việc khám, không rõ cơ chế chấn thương, những chấn thương khác nghi ngờ che lấp CTCS .
11.6.2. CT scan
CT là một phương tiện chính đánh giá bệnh nhân CTCS. CT không chỉ phát hiện gãy cột sống mà còn xác định các mảnh xương di lệch, mức độ chèn ép ống sống, tổn thương cột sau và đánh giá tổn thương phần mềm cạnh cột sống.
Yêu cầu chụp CT ở tầng có xương bất thường hoặc có khiếm khuyết thần kinh, chụp những lát cắt mỏng (1,5 - 3mm) qua vùng nghi ngờ tổn thương để đánh giá chi tiết thương tổn.
11.6.3. MRI
Những lợi ích chính của MRI là có độ phân giải cao hơn CLĐT, cắt được 3D, thấy hình ảnh tủy sống, rể. MRI có giá trị hạn chế với BN cần hồi sức đặc biệt, BN mang dụng cụ ảnh hưởng từ. MRI cấp cứu được chỉ định: tổn thương tủy khơng hồn tồn, có khiếm khuyết thần kinh tiến triển, tổn thương thần kinh khơng giải thích được trên phim X – quang hoặc CT tiêu chuẩn.
Trên MRI có thể thấy rõ hình thái tổn thương, thoát vị đĩa đệm, xuất huyết, phù, dập tủy cũng như những phần mềm khác quanh cột sống. Nhược điểm của MRI là không phải cơ sở y tế nào cũng trang bị máy MRI, thời gian chụp lâu và không phù hợp với những bệnh nhân mang những thiết bị cấp cứu và theo dõi.
125
11.7. ĐIỀU TRỊ
11.7.1. Xử trí cấp cứu 11.7.1.1. Cố định 11.7.1.1. Cố định
Mục đích bất động là hạn chế các cử động không cần thiết của cột sống, tránh làm tổn thương thêm tủy sống. Khuyến cáo, tất cả những bệnh nhân cần được bất động tại hiện trường nếu cột sống/tủy sống nghi ngờ có chấn thương. Trên 20% bệnh nhân tổn thương tủy sống có hơn một điểm gãy trên cột sống nên toàn bộ cơ thể cần phải được bất động.
Bất động cột sống cổ: cần có 2 hai người. Người thứ nhất cẩn thận đưa đầu bệnh nhân về tư thế trung tính, mắt hướng về trước. Thao tác này thực hiện một cách từ từ, dừng lại khi bệnh nhân đau, khó thở hoặc xuất hiện khiếm khuyết thần kinh và khi đó sẽ bất động ở tư thế đầu khơng trung tính. Người thứ hai sẽ mang nẹp cổ cứng cho bệnh nhân trong khi người thứ nhất vẫn giữ tư thế trung tính.
Bất động cột sống ngực – thắt lưng: sử dụng kỹ thuật log-roll (lăn bệnh nhân như khúc gỗ). Kỹ thuật này cần ít nhất 4 người, để tránh cột sống dịch chuyển trong quá trình thực hiện. Người thứ nhất sẽ giữ cho đầu và cổ ở tư thế trung tính, đồng thời phối hợp với những người còn lại. 3 người còn lại sẽ giữ lần lượt ở ngực, chậu và chi dưới sau đó lăn bệnh nhân một cách đồng bộ. Đặt ván cứng dưới lưng BN rồi đặt BN nằm ngửa trở lại.
11.7.1.2. Hô hấp