DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 68 - 69)

Dị dạng động – tĩnh mạch (AVM) là một tổn thương mạch máu bẩm sinh có thể xuất hiện ở hệ thần kinh trung ương. Các tổn thương này gồm những vòng nối trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch mà khơng phải qua giường mao mạch bình thường. Tần suất xuất hiện các AVM chỉ bằng khoảng 1/10 các túi phình nội sọ. Tổn thương có thể gây các thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong cao nên mục đích việc điều trị là làm tắc hoàn toàn nidus của AVM để dự phòng xuất huyết trong tương lai. Các phương pháp điều trị gồm: phẫu thuật vi phẫu mạch máu (microvascular surgery), xạ phẫu (stereotactic radiosurgery), can thiệp nội mạch (endovascular intervention). Để điều trị khỏi hoàn toàn, một số trường hợp phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị.

8.1. SƠ LƯỢC VỀ AVM

AVM não tương ứng với bất thường mạch máu não bẩm sinh còn gọi là AVM trong não hay AVM nhu mô não. Đầu tiên cần phải khẳng định AVM không phải là một tổn thương dạng u hay nang và vì thế khơng phải là một angioma, đây là thuật ngữ hay được sử dụng mặc dù bản chất của nó khơng phù hợp.

AVM nội sọ về mặt đại thể thường trông giống như một quả bóng màu đỏ và những nốt xanh, được mô tả bởi Cushing và Bailey như là một đám rối mạch máu sắp xếp lộn xộn. AVM thường có dạng hình chóp nhọn, với đáy nằm ngay tại hoặc song song với bề mặt vỏ não cịn đỉnh thì hướng trực tiếp vào não thất. Nidus có thể khu trú hoặc lan tỏa, kích cỡ có thể từ vài mm cho đến lan tỏa cả bán cầu. Dính vào mơ não có thể do sự biến đổi haemosiderin hóa từ lần xuất huyết trước và nằm đè lên màng não, có thể dày và xơ hóa. Việc xơ hóa, sẹo hóa và calci hóa lan rộng cũng có thể xuất hiện.

67

Về mặt cấu trúc AVM có 3 thành phần: động mạch nuôi, nidus và tĩnh mạch dẫn lưu.

 Động mạch nuôi của AVM dãn bất thường, với thành mỏng rõ rệt ở một số nơi, có sự thối hóa hoặc mất lớp áo giữa và lớp đàn hồi. Việc biến đổi thối hóa này có lẽ là do sự căng xé thối hóa hoặc mất lớp áo giữa và lớp đàn hồi. Việc biến đổi thối hóa này có lẽ là do sự căng xé mạch máu gây ra bởi lưu lượng dòng máu quá lớn đi qua. Những động mạch này cũng có thể có thành dày không đều ở một số vùng như tăng sinh lớp áo trong, lớp áo giữa phì đại và màng đáy dày nhiều lớp. Về hình thái động mạch ni được chia làm 3 loại:

 Tận: động mạch nuôi tận cùng trong nidus và cho các nhánh cấp máu cho mô não lành ở đầu gần. Loại này gây tắc khá an toàn.

 Giả tận: động mạch ni có đầu tận trong nidus nhưng phía đoạn xa có cho những nhánh cấp máu cho não lành, có thể khơng thấy trên phim chụp mạch não vì lưu lượng cao vào nidus. Thay đổi huyết động trong q trình gây tắc có thể làm tắc ln đoạn xa và gây nhồi máu.

 Gián tiếp: động mạch nuôi cấp máu cho nidus từ một nhánh nhỏ, trong khi động mạch mang vẫn tiếp tục cấp máu cho mô não lành. Nhánh ni gián tiếp này nhỏ, ngắn hơn, có góc xuất phát khá nhọn từ động mạch mang.

 Nidus nằm giữa đầu xa của động mạch và đầu gần của tĩnh mạch. Shunt động – tĩnh mạch có thể xuất hiện ở đây và là mục tiêu của gây tắc nội mạch. Hầu hết AVM đều khu trú, mạch có thể xuất hiện ở đây và là mục tiêu của gây tắc nội mạch. Hầu hết AVM đều khu trú, nidus rõ ràng, phân biệt rõ với động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu. Những mạch máu trong nidus có thể có phì đại lớp áo giữa và khác biệt không rõ ràng với động mạch – tĩnh mạch. Túi phình và những vùng xơ cứng cũng có thể xuất hiện trong nidus.

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)