Phân loại theo Spetzler và Martin

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 76 - 77)

DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO

8.8.1. Phân loại theo Spetzler và Martin

75

Phân loại theo Spetzler và Martin (1986) được công bố để phân độ AVM theo độ khó của phẫu thuật và nguy cơ tàn phế/tử vong của phẫu thuật. Phân độ AVM dựa vào kích cỡ, tĩnh mạch dẫn lưu, vùng não chức năng được xác định trên chụp mạch não, CT scan, MRI.

Bảng 8.1. Phân loại Spetzler Martin.

Đặc điểm Điểm Kích cỡ AVM Nhỏ < 3 cm. Trung bình 3 – 6 cm. Lớn > 6 cm. 1 2 3 Vùng não chức năng

Vùng não ít hoặc khơng chức năng.

Vùng não có chức năng. 0 1 Tĩnh mạch dẫn lưu Nơng. Sâu. 0 1

 Kích cỡ tổn thương: kích cỡ AVM được đánh giá bằng cách đo đường kính ngang lớn nhất của nidus được xác định trên chụp mạch não hoặc MRI.

 Vị trí tổn thương: được xác định trên CT scan hoặc MRI. Những vùng não được phân loại là vùng não chức năng nếu tổn thương sẽ gây mất chức năng thần kinh nghiêm trọng. Những vùng não chức năng bao gồm: vùng vỏ não cảm giác – vận động, ngôn ngữ, thị giác, đồi thị, dưới đồi, bao trong, thân não, cuống tiểu não và các nhân sâu ở tiểu não. Những vùng não ít chức năng là những vùng khi tổn thương sẽ không gây thiếu hụt thần kinh, ví dụ như: phần trước của thùy trán hoặc thùy thái dương, vỏ não tiểu não.

 Tĩnh mạch dẫn lưu: tĩnh mạch dẫn lưu được xác định trên chụp mạch não. Tĩnh mạch dẫn lưu được gọi là nông nếu tất cả tĩnh mạch dẫn lưu đi qua hệ thống tĩnh mạch vỏ não. Được gọi là sâu nếu bất kỳ hoặc tất cả tĩnh mạch dẫn lưu đi qua hệ thống tĩnh mạch dẫn lưu sâu (tĩnh mạch não trong,…).

Năm 2001, hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ đã review lại tất cả các dữ liệu về AVM nội sọ để phát triển các khuyến cáo trong thực hành lâm sàng về dịch tể, diễn tiến tự nhiên, khả năng điều trị và kết quả. Những guideline điều trị được khuyến cáo theo phân độ Spetzler và Martin gồm:

 Grade I và II, phẫu thuật cắt toàn bộ khối AVM là phương pháp điều trị chính yếu.  Grade IV và V là phẫu thuật cắt bỏ khối AVM đơn thuần là không khả thi.

 Xạ phẫu đơn thuần là lựa chọn điều trị cho những AVM nhỏ < 3 cm grade I hoặc II, nếu giải phẫu mạch máu không phù hợp cho phẫu thuật.

 Lựa chọn điều trị cho grade II – V là phối hợp các phương pháp nhằm điều trị triệt để nidus của AVM, sử dụng gây tắc trước khi phẫu thuật hoặc xạ phẫu.

 Gây tắc hỗ trợ (khơng gây tắc hồn tồn) có thể hữu ích cho những động kinh kháng trị với các thuốc chống động kinh hoặc khi thiếu hụt thần kinh khu trú được nghĩ là do lưu lượng cao hoặc tăng áp lực tĩnh mạch.

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)