IV Xuất huyết não thất hoặc trong não kèm theo SAH lan tỏa hoặc khơng.
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG 11.1.DỊCH TỂ HỌC
11.7.1. Xử trí cấp cứu 1.Cố định
11.7.1.1.Cố định
Mục đích bất động là hạn chế các cử động không cần thiết của cột sống, tránh làm tổn thương thêm tủy sống. Khuyến cáo, tất cả những bệnh nhân cần được bất động tại hiện trường nếu cột sống/tủy sống nghi ngờ có chấn thương. Trên 20% bệnh nhân tổn thương tủy sống có hơn một điểm gãy trên cột sống nên toàn bộ cơ thể cần phải được bất động.
Bất động cột sống cổ: cần có 2 hai người. Người thứ nhất cẩn thận đưa đầu bệnh nhân về tư thế trung tính, mắt hướng về trước. Thao tác này thực hiện một cách từ từ, dừng lại khi bệnh nhân đau, khó thở hoặc xuất hiện khiếm khuyết thần kinh và khi đó sẽ bất động ở tư thế đầu khơng trung tính. Người thứ hai sẽ mang nẹp cổ cứng cho bệnh nhân trong khi người thứ nhất vẫn giữ tư thế trung tính.
Bất động cột sống ngực – thắt lưng: sử dụng kỹ thuật log-roll (lăn bệnh nhân như khúc gỗ). Kỹ thuật này cần ít nhất 4 người, để tránh cột sống dịch chuyển trong quá trình thực hiện. Người thứ nhất sẽ giữ cho đầu và cổ ở tư thế trung tính, đồng thời phối hợp với những người còn lại. 3 người còn lại sẽ giữ lần lượt ở ngực, chậu và chi dưới sau đó lăn bệnh nhân một cách đồng bộ. Đặt ván cứng dưới lưng BN rồi đặt BN nằm ngửa trở lại.
11.7.1.2.Hô hấp
Đảm bảo đường thở thơng thống tuy nhiên cần cẩn thận khi bệnh nhân có CTCS cổ. Có thể đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu nếu cần.
Bệnh nhân phải được thơng khí đầy đủ. Kiểm tra nhịp thở và kiểu thở vì thơng khí thể bị ảnh hưởng do liệt cơ hồnh và cơ hơ hấp sau tổn thương tủy cổ cao. Cho bệnh nhân thở oxy qua sonde mũi hoặc thở máy khi cần.
11.7.1.3.Tuần hồn
Kiểm sốt huyết động là bước quan trọng kế tiếp, theo dõi mạch và huyết áp thường xuyên. Kiểm soát chảy máu và lập đường truyền tĩnh mạch. Trong chấn thương tủy sống, một điều quan trong cần phân biệt là sốc giảm thể tích và sốc thần kinh. Trong sốc thần kinh có: mạch chậm và huyết áp tụt thường gặp trong tổn thương tủy cổ và ngực cao. Khi có sốc thần kinh thì lượng dịch đưa vào tối đa 2,5 L trong 24 giờ đầu, để tránh quá tải cần đo áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc dùng vận mạch dopamine/dobutamine.