GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH NÃO 5.1.CUNG ĐỘNG MẠCH CHỦ
5.4. ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG
Có nhiều hệ thống phân đoạn động mạch cảnh trong. Trong đó thường dùng nhất là phân đoạn theo tác giả Bouthillier (1996). Chia làm 6 đoạn: C1 – đoạn cổ (cervical), C2 – đoạn trong xương đá (petrous), C3 – đoạn qua lỗ rách (lacerum), C4 – đoạn trong xoang hang (cavernous), C5 – đoạn mấu giường (clinoid), C6 – đoạn thị giác (ophthalmic), C7 – đoạn thông nối (communicating).
5.4.1.Đoạn C1
Đoạn này bắt đầu từ chỗ phân chia của CCA, tận hết ở nền sọ và thường không phân nhánh. Chỗ phân chia của CCA thường ngang mức C3. ICA nhận khoảng 80% dòng máu của CCA. ICA đi trong bao cảnh, cùng với tĩnh mạch cảnh và thần kinh phế vị. Gồm 2 phần:
34
Hành cảnh (xoang cảnh): phần dãn khu trú của ICA tại nguyên ủy, khoảng 7,4 mm đường kính, trong khi đó đường kính CCA là 7 mm và 4,7 mm ở đầu xa của hành cảnh.
Đoạn cổ lên: đường kính mạch máu tương đối hằng định.
Hình 5.10. Phân đoạn ICA.
5.4.2.Đoạn C2
Đoạn này nằm trong ống cảnh, bắt đầu từ lỗ cảnh đi vào nền sọ đến bờ sau của lỗ rách. Tại lỗ vào của ống cảnh, bao cảnh tách làm hai lớp: lớp trong liên tiếp với lớp màng xương của ống cảnh và lớp ngồi thì liên tiếp với lớp màng xương ở mặt dưới của hộp sọ. Trong ống cảnh, ICA được bao bọc bởi đám rối tĩnh mạch, đây là phần tĩnh mạch được kéo dài từ xoang hang xuống và vài sợi thần kinh tự chủ tách ra từ hạch cổ trên cũng bao quanh ICA đoạn này. Đầu tiên động mạch đi thẳng đứng, sau đó động mạch chuyển sang nằm ngang tạo một góc gần 90o. Các nhánh bên: nhánh màng xương, nhánh cảnh – nhĩ, động mạch Vidian.
5.4.3.Đoạn C3
Là một đoạn ngắn lướt qua lỗ rách đến xoang hang, lỗ rách có đường kính khoảng 1 cm, được lấp đầy bởi mơ sụn và khơng có cấu trúc nào đi qua (ngoại trừ thần kinh Vidian) nên lỗ rách không phải là một lỗ thực sự. Đoạn C3 tách biệt với C4 bởi dây chằng lưỡi đá (petrolingual ligament), là một nếp nhỏ nhô lên từ lớp màng xương trải dài từ lưỡi xương bướm đến đỉnh của xương đá. Đoạn C3 dưới hạch dây V nên còn được gọi là đoạn sinh ba.