Các nghiệm pháp đặc hiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 109 - 110)

IV Xuất huyết não thất hoặc trong não kèm theo SAH lan tỏa hoặc khơng.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG 10.1.GIẢI PHẪU CỘT SỐNG VÀ ĐĨA ĐỆM

10.4.4. Các nghiệm pháp đặc hiệu

Nghiệm pháp Lasègue: hay còn gọi là nghiệm pháp nâng thẳng chân. Nghiệm pháp này giúp chẩn đoán phân biệt với đau thần kinh tọa do các bệnh lý vùng hông. Nghiệm pháp nhạy với rễ L5 và S1, rễ L4 ít nhạy hơn, những rễ thần kinh thắt lưng khác rất ít nhạy. Nghiệm pháp Lasègue (+) ở 83% bệnh nhân bị chèn ép rễ thần kinh, thường nhạy hơn ở bệnh nhân trẻ < 30 tuổi.

Bảng 10.2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu lâm sàng ở bệnh nhân TVĐĐ thắt lưng có đau thần kinh tọa.

Dấu hiệu Biểu hiện Độ nhạy Độ đặc hiệu

Lasegue (+) khi đau xuất hiện nâng <60o 0,80 0,40

Lasegue chéo Gây đau chân đối bên 0,25 0,90

Giảm phản xạ gót TVĐĐ tầng L5S1 0,50 0,60

Mất cảm giác Mất cảm giác vùng da mà tầng TVĐĐ chi phối 0,50 0,50

Giảm phản xạ gối Gợi ý TVĐĐ thắt lưng cao 0,50 Không ghi nhận Nghiệm pháp Lasègue chéo (nghiệm pháp Fajersztajn): nâng chân không đau tương tự như

108

nghiệm pháp Lasègue gây đau chân đối bên. Nghiệm pháp có độ đặc hiệu cao nhưng ít nhạy hơn nghiệm pháp Lasègue. Có lẽ liên quan với TVĐĐ trung tâm nhiều hơn.

Nghiệm pháp Cram: bệnh nhân nằm ngửa, nâng chân đau với gối gấp nhẹ, sau đó duỗi gối từ từ đến khi bệnh nhân đau. Kết quả tương tự nghiệm pháp Lasègue.

Nghiệm pháp Wassermann còn gọi là nghiệm pháp Lasegue ngược: nghiệm pháp này thường (+) khi có chèn ép rễ L2, L3 hay L4 (TVĐĐ thắt lưng cao).

Nghiệm pháp Bowstring: đau xảy ra khi thực hiện nghiệm pháp Lasègue, gấp gối để hạ thấp bàn chân nhưng vẫn giữ háng gấp. Cơn đau thần kinh tọa sẽ ngưng do động tác này nhưng đau vùng háng vẫn còn.

Nghiệm pháp duỗi gối khi ngồi ghế: bệnh nhân ngồi trên ghế với háng và gối gấp 900, duỗi từ từ một đầu gối. Rễ thần kinh sẽ bị căng tương tự như nghiệm pháp Lasègue.

Nghiệm pháp Schober: theo tác giả Bùi Quang Tuyển (2010), nghiệm pháp này (+) trong 60.4% các trường hợp TVĐĐ CSTL.

10.5.CẬN LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)