IV Xuất huyết não thất hoặc trong não kèm theo SAH lan tỏa hoặc khơng.
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG 10.1.GIẢI PHẪU CỘT SỐNG VÀ ĐĨA ĐỆM
10.4.3. Khám thần kinh
Khám thần kinh cần được tiến hành trên tất cả các bệnh nhân nghi ngờ thoát vị đĩa đệm. Khám cảm giác da dọc theo dây thần kinh chi phối từ L1-S1. Sơ đồ cảm giác theo khoanh da khá hữu ích nhưng có thể khác nhau giữa các bệnh nhân do mang tính chủ quan cao khi khám. Khi khám những rễ thắt lưng cao thường có sự chồng chéo lên nhau nên khơng rõ ràng còn đối với những rễ thắt lưng thấp khi khám có thể rõ ràng hơn. Căn cứ vào vùng rối loạn cảm giác và phân bố cảm giác theo giải phẫu học ta có thể biết được rễ thần kinh nào bị chèn ép. Rối loạn
107
cảm giác gặp trong 45% các trường hợp TVĐĐ CSTL, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là rối loạn cảm giác nơng, rất ít gặp trường hợp tăng cảm giác nông vùng da do rễ thần kinh chi phối. Cảm giác tê như kiến bò ở cẳng chân hoặc gan bàn chân làm BN rất khó chịu. Một số BN sau mổ lấy bỏ NNĐĐ một thời gian dài vẫn còn cảm giác tê chân.
Trong những bệnh nhân đau rễ do thốt vị đĩa đệm thì có 28% bệnh nhân có giảm hoặc mất vận động. Mức độ nhẹ, rối loạn vận động biểu hiện trước hết là yếu nhóm cơ do rễ thần kinh bị chèn ép chi phối. Trong trường hợp thoát vị nặng hơn, chèn ép nhiều rễ thần kinh và mạch máu trong ống sống gây nên hội chứng chùm đuôi ngựa, biểu hiện bại yếu chân (nặng là bàn chân), rối loạn cảm giác tầng sinh môn, rối loạn tiểu tiện và sinh dục. Theo nhiều tác giả khác nhau thì tỷ lệ xuất hiện hội chứng chùm đuôi ngựa ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là 3-4%.
Bảng 10.1. Khám vận động theo rễ thần kinh chi phối.
Rễ thần kinh Cơ Động tác
L2 Thắt lưng chậu Gập háng
L3 Tứ đầu đùi Duỗi gối
L4 Cơ chày trước Gập bàn chân về phía mu
L5 Cơ duỗi ngón chân cái dài Gập ngón chân cái về phía mu
S1 Cơ dép Gập bàn chân về phía lịng
Rối loạn phản xạ trong thốt vị đĩa đệm cột sống thắt lưng biểu hiện chủ yếu là giảm phản xạ gối và phản xạ gân gót. Rễ thần kinh cùng S1 chi phối phản xạ gót. TVĐĐ CSTL mất hoặc giảm phản xạ gót là 60% điển hình trong TVĐĐ L5-S1. Một số tác giả khác cũng cho rằng giảm phản xạ gót cũng gặp trong TVĐĐ L4-L5. Rễ thần kinh L3, L4 chi phối phản xạ gối. Giảm hoặc mất phản xạ gối trong TVĐĐ L3-L4 là 38.3% và trong TVĐĐ L4-L5 là 25.53%.
Rối loạn dinh dưỡng như: teo cơ, tê chân, ra nhiều mồ hôi, nhớp nháp, phù 2 chân, loét sớm vùng cùng cụt và những điểm tỳ đè ở gót chân, mắt cá ngồi, mấu chuyển lớn. Da khơ và tróc vẫy, móng chân giịn dễ gẫy cũng là những rối loạn thần kinh thực vật.