Gãy cột sống cổ thấp

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 122 - 123)

IV Xuất huyết não thất hoặc trong não kèm theo SAH lan tỏa hoặc khơng.

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG 11.1.DỊCH TỂ HỌC

11.4.2. Gãy cột sống cổ thấp

Chiếm 65% trong tổng số các trường hợp CTCS cổ và hầu hết các chấn thương CSC có tổn thương tủy. 3 – 4% bệnh nhân chấn thương, khoảng 40% trường hợp mất vững có tổn thương thần kinh.

Cơ chế chấn thương: gập, gập – xoay, nén dọc trục, ưỡn.

Hình 11.1. Các cơ chế chấn thương. Các loại gãy

 Gập – trật khớp: 40% trong CTCS cổ thấp, cơ chế do nhiều lực và hướng lực khác nhau như: gập, xoay, căng. Lực tải chính là lực tác động trực tiếp lên đỉnh đầu lúc đang ở tư thế gập. Chia làm 4 mức độ tổn thương: trật nhẹ mặt khớp, trật khớp một bên, trật khớp hai bên, đốt sống di động.

Trật nhẹ mặt khớp: làm tăng khoảng cách giữa 2 mỏm gai kế cận do tổn thương phức hợp dây chằng sau. Trong giai đoạn cấp rất khó đánh giá vì chụp tư thế cúi ngửa do đau, co thắt cơ cổ. Lý tưởng nhất là sau 10 – 14 ngày sau chấn thương. Điểu trị với nẹp cổ, halo-vest hoặc phẫu thuật.

Trật khớp một bên: tổn thương phức hợp các cấu trúc dây chằng sau có thể một phần hoặc hồn tồn. Khi mặt khớp một bên lộ ra hoàn toàn trên hình ảnh CT scan sẽ thấy dấu mặt khớp rỗng.

Trật khớp hai bên: do tổn thương phức hợp cấu trúc dây chằng sau, vỡ bản sống, mặt khớp. Thường xuất hiện ở C5 – C6 và C6 – C7, 2/3 trường hợp có tổn thương tủy hồn tồn. Trên hình ảnh chụp cổ nghiêng có thể thấy thân sống di lệch ≥50% thân đốt, có thể quan sát thấy mặt khớp 2 bên.

121

Đốt sống di động: tương ứng với mức độ nặng nhất trật khớp vùng này, tức là di lệch gần cả thân đốt sống.

 Gãy lún: 20% CTCS cổ thấp giống như CS ngực – thắt lưng, gãy lún là kết quả của lực nén dọc trục với tư thế đầu hơi gập nhẹ. Thường gây tổn thương cột trước nên ít gây tổn thương thần kinh, gãy vững và hầu hết điều trị nội khoa. Mức độ nặng nhất trong trường hợp gãy lún là gãy giọt lệ (tear-drop) do cơ chế nén dọc trục khi bệnh nhân ở tư thế gập căng. Trong hầu hết các trường hợp, kiểu gãy này gây tổn thương hầu hết các dây chằng phía sau, mặt khớp và đĩa đệm, tổn thương mất vững nặng, một điều quan trong nữa là sự di lệch mảnh gãy vào ống sống gây triệu chứng thần kinh nặng nề. Hình ảnh giọt lệ là mảnh gãy phía trước dưới di lệch trên phim cổ nghiêng.

 Gãy ưỡn: gồm trật khớp, gãy trật, gãy bản sống. Trên hình ảnh học có thể thấy đường cong CSC, cấu trúc xương bình thường nhưng tổn thương nặng ở đĩa đệm, hệ thống dây chằng, bao khớp gây mất vững nặng. Lâm sàng có thể có hội chứng tủy trung tâm đặc biệt ở những bệnh nhân có thối hóa đốt sống cổ.

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)