Hơn mê sâu, duỗi hoặc gồng cứng, tình trạng hấp hối.

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 88 - 89)

Tăng thêm một độ nếu BN có bệnh lý đi kèm (tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu nặng, COPD) hoặc BN có co thắt mạch trên hình chụp mạch máu não.

SAH do vỡ túi phình grade 1 và grade 2 nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt ngay khi túi phình được chẩn đốn. Grade ≥ 3 thì cần điều trị cho đến khi cải thiện trở về grade 1 và grade 2. Trừ trường hợp: khối máu tụ đe dọa mạng sống hoặc xuất huyết nhiều chỗ thì sẽ được phẫu thuật bất kỳ grade mấy.

Theo dữ liệu phân tích từ International Cooperative Aneurysm Study cho thấy rằng với tri giác bình thường, Hunt and Hess grade 1 và grade 2 cho kết quả điều trị tốt, yếu/liệt nửa người và rối loạn ngôn ngữ không ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong.

Tỷ lệ tử vong

 Hunt and Hess lúc nhập việc grade 1 hoặc 2: 20%.

 Những BN được can thiệp (với bất kỳ phương pháp nào) có Hunt and Hess grade 1 hoặc 2: 14%. 2: 14%.

 Ngun nhân tử vong chính trong nhóm Hunt and Hess grade 1 hoặc 2 là tái xuất huyết.

9.2.3.2. Phân độ SAH theo hội phẫu thuật thần kinh thế giới (WFNS)

Bảng 9.2. Phân độ SAH theo hội phẫu thuật thần kinh thế giới.

Độ 1 2 3 4 5

GCS 15 13 – 14 13 – 14 7 – 12 3 – 6

87

9.3. HÌNH ẢNH HỌC 9.3.1. CT scan 9.3.1. CT scan

Hình 9.3. Hình ảnh SAH trên CT scan.

Nếu lâm sàng nghi ngờ SAH thì CT scan là phương tiện chẩn đốn hình ảnh được lựa chọn đầu tiên và gần như là tiêu chẩn vàng để chẩn đốn xác định, vị trí và lượng SAH. Hình ảnh điển hình của SAH là tăng đậm độ trong khoang dưới nhện trên phim khơng cản quang.

Kiểu SAH có thể dự đốn được vị trí của túi phình. Xuất huyết trong nhu mô não có thể xuất hiện do vỡ túi phình PCoA và MCA nhiều hơn so với các vị trí khác. Xuất huyết ở rãnh liên bán cầu và trong não thất thì khoảng 50% các trường hợp là túi phình nằm ở ACoA hoặc đầu xa ACA. Vỡ túi phình PICA hầu hết gây dãn não thất và xuất huyết trong não thất IV có thể quan sát thấy trên CT scan. ICH thường xuất hiện trên những BN tái xuất huyết, khi xuất huyết lần đầu có thể dẫn đến xơ hóa khoang dưới nhện và dính túi phình vào mơ não. SDH xảy ra ở 5% các trường hợp nhưng hiếm khi chảy ở một vị trí. SAH với một lượng rất nhỏ có thể bị bỏ sót do vậy khi đọc CT scan cần phải cẩn thận.

Độ nhạy của CT scan phụ thuộc vào thể tích máu thốt mạch, Hct, thời gian sau đợt cấp. Sử dụng CT scan hiện đại và tiến hành trong 24 giờ đầu sau đột quỵ, CT scan có thể chấn đốn SAH > 95%. Tuy nhiên, do sự pha lỗng của CSF nên đậm độ của máu có thể giảm nhanh và sau vài ngày có thể khơng thấy máu trong khoang dưới nhện trên CT scan.

Tuy nhiên, nếu âm tính trên CT scan mặc dù bệnh sử đau đầu điển hình, thì việc chọc dị thắt lưng là bước làm chẩn đoán kế tiếp để loại trừ SAH nếu khơng có chống chỉ định như rối loạn đơng máu, khối chốn chỗ nội sọ. Chọc dị khơng nên thực hiện trước 6 giờ sau cơn đau đầu đầu tiên, tốt nhất là sau 12 giờ. Sau khoảng thời gian đủ để ly giải hồng cầu tạo thành bilirubin và oxyhemoglobin. Những sắc tố này cho CSF có màu vàng nhẹ đặc trưng sau khi quay ly tâm. Đặc điểm cơ bản để phân biệt SAH với chấn thương chảy máu do kim chọc.

Nguy cơ co thắt mạch có thể được đánh giá qua vị trí, độ dày và đậm độ của khối máu tụ ở khoang dưới nhện trên CT scan. Hệ thống phân loại Fisher (1980) dựa vào lượng máu trong khoang dưới nhện, đây là yếu tố tiên lượng mạnh mẽ sự xuất hiện biến chứng co thắt mạch và thiếu máu não muộn.

Bảng 9.3. Hệ thống phân loại Fisher.

Độ Máu trong khoang dưới nhện Nguy cơ co thắt mạch

I Khơng có Thấp

II Lan tỏa hoặc bề dày < 1 mm Trung bình

Một phần của tài liệu Bài giảng sau đại học Ngoại thần kinh - BS Giang (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)