Lý thuyết giá trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 27 - 28)

IV. CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI LAUSANNE (THỤY sĩ)

1. Lý thuyết giá trị

L. Walras không muốn thừa nhận lý luận của Anh về giá trị - lao động do A. Smith và D. Ricardo trình bày, cũng

khơng muốn coi tích ích lợi là cơ sở của giá trị theo kiểu của J. B. Say, ông tán thành những luận điểm của cha mình.

Theo A. Walras, khan hiếm là một quan niệm khách quan, theo đó giá trị phát sinh từ tình trạng bất cân xứng giữa cung và cầu. Một vật có giá trị khi cầu lớn hơn cung. Ngược lại nếu cung lớn hơn cầu. thì vật đó trở nên dư thừa, giá trị mất đi. Đối với L. Walras cũng vậy. Nguồn gốc của giá trị là tính hiếm hoi. số lượng của một vật phẩm càng nhỏ thì giá trị của nó càng lớn.

Kết hợp tư tướng khan hiếm với lý thuyết giá trị của phái Thành Viene. L. Walras cho rằng: “Giá trị là tất cả những vật hữu hình hay vồ hình đang ở trong tình trạng khan hiếm. Các vật đó có ích đối với ta và số lượng của vật là có hạn”.

Ở đây có một sự đánh giá mang tính chủ quan về mức độ có ích của vật đối với cá nhân và nó tuỳ thuộc vào tương quan giữa vật và khá năng của vật trong sự thoả mãn nhu cầu của họ. Tính hiếm hoi. do vậy. cũng có tính cá nhân hay chủ quan, có nghĩa là giá trị cúa vật ít nhiều cũng mang tính chủ quan. Ơng cịn lập luận ràng, có một sự trùng hợp giữa ý niệm khan hiếm và cường độ của nhu cầu cuối cùng được thoả mãn tức là một sự trùng hợp giữa tính hiếm hoi với ích lợi giới hạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)