I. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN
3. Về các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự táng trưởng
Khác với Ricardo, Marx không đứng trên lĩnh vực phân phối để nghiên cứu các chỉ tiêu tổng hợp. các tổng lượng, mà đứng trên lĩnh vực sản xuất. Marx chia hoạt động xã hội ra hai lĩnh vực: sản xuất vật chất và phi sản xuất. Ông khẳng định, chỉ có lĩnh vực sản xuất vật châì mới sáng tạo ra sản phẩm xã hội. Trên cơ sở phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: lao động cụ thể và lao động trừu tượng, Marx chia sản phẩm xã hội ra hai hình thái: hiện vật và giá trị. về mặt hiện vật, căn cứ vào mục đích sử dụng chúng, Marx chia sản phẩm xã hội thành hai bộ phận: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, về mặt giá trị, Marx chỉ ra sản phẩm xã hội gồm hai bộ phận: giá trị cũ (C) và giá trị mới (V+m). Giá trị cũ nhờ lao động cụ thể giữ nguyên giá trị tư liệu sản xuất và chuyển vào giá trị sản phẩm mới, còn giá trị mới do lao động trừu tượng tạo ra. Dựa vào sự phân chia này Marx đưa ra khái niệm: tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để đánh giá kết quả hoạt động của nền kinh tế.
Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra trong một thời gian nhất định (thường là một năm), về mặt hiện vật bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng; về mặt giá trị bao gồm: tư bản bất biến, tư bản khả biến và giá trị thặng dư (C+V+M). Thu nhập quốc dân là phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi trừ đi các chi phí trong sản xuất, về mặt hiện vật bao gồm tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng; về mặt giá trị bao gồm tư bản khả biến và giá trị thặng dư (V + m).