Trường phái Keyne sở Mỹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 76 - 79)

II. NHŨNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA HỌC THUYẾT CỦA J M KEYNES

1. Trường phái Keyne sở Mỹ

Các nhà kinh tế học Mỹ đánh giá cao vai trò lý thuyết "việc làm" của J. M. Keynes, đồng thời họ còn bổ sung và phát triển lý thuyết đó, dặc biệt là những nghiên cứu của Alvin Hansen (1887 - 1975), John Maurice Clark (1884 -

1963).

A. Hansen đã đưa ra lý thuyết "sự ngừng trệ" để giải thích ngun nhân của khủng hoảng kinh tế. Theo ơng, khủng hoảng kinh tế chủ yếu là do các động lực phát triển kinh tế bị yếu đi. Có rất nhiều nhân tố tác động tạo nên lực cản làm giảm động lực phát triển kinh tế. Tuy vậy có thể chia làm hai nhóm các yếu tố bên ngồi và bên trong.

Nhóm các yếu tố bên ngồi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến động lực phát triển kinh tê' nhưng nhìn chung khơng nằm trong cơ cấu của khủng hoảng như là quan hệ giữa thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Những nhân tô' này theo A. Hansen và các nhà kinh tê' học Mỹ bao gồm dân sô' tăng lên chậm, tiến bộ kỹ thuật chậm,

khơng cịn các vùng đất "tự do", các cuộc chiến tranh, chu kỳ kinh doanh, chính trị liên quan đến các cuộc bầu cử...

iNhĩmg yếu tố bên trong làm suy yếu động lực phát triển kinh tê' là nhân tố làm cho tác dụng của số nhân giảm đi cùng với thời gian, sản xuất trì trệ thậm chí suy sụp. Yếu tố đó chính là sự "rị rỉ” trong các luồng chi phí hay chi tiêu bởi một bộ phận tiết kiệm tăng mà không được chi tiêu. Hiệu quả của số nhân sẽ khơng cịn khi tất cả sự tăng lên ban đầu sức mua hay cầu tiêu dùng dừng lại.

Trên cơ sở đó J. M. Clark và A. Hansen kết hợp đưa ra nguyên lý "gia tốc" để bổ sung cho nguyên lý số nhân của Keynes để hình thành lý thuyết số nhân - gia tốc. Nguyên lý "gia tốc" nhằm mục đích mở rộng tác động liên tục của số nhân, thực chất nó là lý thuyết về các nhân tố quyết định đầu tư. Nó phản ánh mối quan hệ dường như theo chiều ngược lại của "số nhân" tức là quan hệ giữa tăng sản lượng sẽ làm cho đầu tư tăng lên như thế nào.

Để thực hiện cơ cấu số nhân - gia tốc các nhà kinh tế học Mỹ đưa ra các giải pháp: thực hiện rộng rãi đơn đặt hàng của nhà nước, phất triển hệ thống mua của nhà nước... để tiếp sức cho kinh tế tư nhân. Tuy nhiên muốn thực hiện được các giải pháp này cần phải tăng ngân sách của nhà nước vì vậy họ rất coi trọng đến chính sách tài chính. Nhằm tăng nguồn thu ngân sách để bảo đảm các khoản chi phí lãng của nhà nước họ chủ trương thực hiện các biện pháp chủ yếu như:

Thứ nhất, một số người đề nghị phải tăng thuế đối với dân cư. Họ cho rằng nhà nước có thề’ thu thuế tới 60% tiền lương.

Thứ hai, một số khác đề nghị tăng nợ nhà nước. Họ coi đây là biện pháp chủ yếu để thu hút vốn cho ngân sách.

Nhóm thứ ba chủ trương in thêm tiền đưa vào lưu thơng để bù đắp chi phí nhà nước. Thực chất họ muôn ủng hộ giải pháp "lạm phát có mức độ".

Các nhà kinh tế học Mỹ cho rằng ngân sách nhà nước là cơ chế chủ yếu để điều chỉnh kinh tế Mỹ. Theo họ. bằng cách tãng thuế lợi nhuận cũng như nợ của nhà nước, nhà nước thu được một phần tư bản nhàn rỗi không sinh lợi nhuận để tạm thời bổ sung cho cầu có khả năng thanh tốn nói chung, do vậy nó có thể tạm thời làm chậm sự xuất hiện của khủng hoảng kinh tế.

Ngân sách nhà nước được các nhà kinh tê' học Mỹ đánh giá cao. Họ coi ngân sách nhà nước như là "công cụ ổn định bên trong" của nền kinh tế. Họ muốn sử dụng các bộ phận cấu thanh thu chi của ngân sách như thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp xã hội (như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp của người già, người thương tật...) một cách linh hoạt trong từng thời kỳ của chu kỳ kinh doanh. A. Hansen chủ trương tăng thuê' trong thời kỳ hưng thịnh và giảm thuê' trong thời kỳ khủng hoảng. Ngược lại đối với các khoản trợ cấp và bảo hiểm thì cầu tăng lên trong thời kỳ khủng hoảng và giảm xuống trong thời kỳ hưng thịnh.

Ngồi các cơng cụ ổn định bên trong và để tiếp sức cho nó các nhà kinh tê' học Mỹ còn đưa ra các biện pháp "điều hoà". Đây là phương pháp chủ động điều chỉnh đầu tư tư nhân bằng việc sử dụng linh hoạt chi phí của nhà nước. Theo họ.

trong thời kỳ hưng thịnh thì hạn chế chi nhà nước, cịn trong thời kỳ khủng hoảng thì tăng chi phí nhà nước, dù cho ngân sách nhà nước cỏ thâm hụt, để bù đắp sự giảm sút chi từ phía tư nhân. Họ coi chi phí chiến tranh là phương tiện tốt nhất đê ổn định thị ưường. kinh tế chiến tranh là hình thức đặc biệt để thốt khỏi khủng hoảng và thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)